Hiện nay, các vấn đề pháp sinh về đất đai ngày càng nhiều một trong các vấn đề phát sinh đó là các tranh chấp về quyền sử dụng đất. Có rất nhiều loại tranh chấp đất đai, trong đó có tranh chấp về ranh giới đất đai. Vây để hiểu như thế nào là tranh chấp ranh giới đất đai cũng như Luật sư giải quyết tranh chấp về ranh giới đất đai như thế nào.
Nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất
Theo quy định tại khoản 1 Điều 175 BLDS 2015, ranh giới giữa các thửa đất bên cạnh được xác định bằng thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà còn được xác định thông qua tập quán địa phương hay quá trình sử dụng đất từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Theo đó, việc xác định ranh giới thửa đất thông qua cơ quan có thẩm quyền được hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
Thứ nhất, trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất, cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt,…và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ.
Thứ hai, ranh, giới thửa đất được xác định căn cứ theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp, các quyết định hành chính có liên quan.
Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc báo cho Ủy ban cấp xã. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp?
Theo quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
Một là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải tại cơ sở.
Hai là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền đối với trường hợp đương sự không có các giấy tờ liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh có thẩm quyền đối với tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thì thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban cấp huyện.
Luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai
Thương lượng, hòa giải (Pháp luật không bắt buộc các bên có tranh chấp phải thương lượng hòa giải)

Theo quy định tai khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013
+ Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
+ Cá nhân có thể tự hòa giải với nhau hoặc thông qua hòa giải viên, tổ hòa giải (theo quy định tại Luật hòa giải cơ sở 2013) hoặc thông qua Luật sư để tiến hành hòa giải tranh chấp)
Hòa giải cơ sở (đây là quy định băt buộc của Luật đất đai)

– Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải
– Mặc khác cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì đối “ Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.”
– Quy trình để thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã
+ Nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp ranh giới đất đai kèm theo những tài liệu chứng minh
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
+ Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
– Các trường hợp xẩy ra khi thực hiện hòa giải tại UBND cấp có thẩm quyền

+ Hòa giải thành – Lập biên bản hòa giải thành, trong trường hợp này các bên tranh chấp gửi đơn lên Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền yêu cầu công nhân kết quả hoàn giải thành ngoài Tòa án theo quy định tại khoản 7 Điều 27, Điều 416, Điều 417 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
+ Hòa giải không thành – Lập biên bản hòa giải không thành, Trong trường hợp này một trong các bên tranh chấp nộp đơn khỏi kiện lên Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền nơi có đất tranh chấp theo quy định tại khoản 9 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự
Chú ý: Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có đất tranh chấp ranh giới hoặc theo thủ tục hành chính
– Khi các bên tranh chấp hòa giải tại Cơ sở mà không thành thì có quyền làm đơn khỏi kiện tại Tòa án hoặc làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên UBND cấp huyện (Đối với trường hợp tranh chấp ranh giới mà không có các giấy tờ về đất)
– Tòa án nhân dân sẽ giải quyết các Tranh chấp đất đai đến ranh giới mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
-Đối với Tranh chấp đất đai đến ranh giới mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai tại Tòa án nhân dân
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Các tài liệu, giấy tờ cần có để nộp lên Tòa án khi có tranh chấp ranh giới đất đai
+ Đơn khởi kiện theo mẫu
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có)
+ Sổ hộ khẩu
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân
+ Phiếu cung cấp thông tin dữ liệu đất đai (nếu có)
+ Các giấy tờ tài liệu liên quan khác
Bước 2. Nộp đơn khởi kiện
– Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.
Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết
– Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.
– Nếu hồ sơ đủ : Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.
Bước 4: Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử
– Chuẩn bị xét xử: Thời hạn 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng – Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ
Bước 5: Kháng cáo (Trong trường hợp một trong các bên không đồng ý với bản án của Tòa án)
Luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai theo thủ tục hành chính
– Trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ chứng minh về đất và không lựa chon hình thức tố tụng dân sự
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu kèm theo các giấy tờ chứng minh về nhân thân
Theo quy định tại Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Hồ sơ bao gồm
– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
– Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
– Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
– Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
Bước 2: Tiến hành giải quyết yêu cầu tranh chấp ranh giới đất đai
– Chủ thể thực hiện: Chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã thực hiện giải quyết tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân
– Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất do bố mẹ để lại mà các bên không có giấy tờ như sau:
+ Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
+ Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
+ Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 3: Ra Quyết định giải quyết
Bước 4: Khiếu nại lên UBND Cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra Tòa theo thủ tục tố tụng hành chính trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp huyện
Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
– Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
+ Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
– Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
+ Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
+ Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xem thêm >> Công chứng là gì? Những điều cần biết về công chứng và thủ tục làm công chứng.
Dịch vụ xin giấy phép Luật Hoàng Đế
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Thiên Minh, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Phương Thức Liên Hệ.
HOÀNG ĐẾ – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003
Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com