Đất phi nông nghiệp là nhóm đất không sử dụng với mục đích làm nông nghiệp và không thuộc các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. Sau đây Thiện Minh xin Tư Vấn Thuế đất phi nông nghiệp.
Thuế đất phi nông nghiệp là gì?
Thuế đất phi nông nghiệp có lẽ là một khái niệm không còn quá xa lạ với những cá nhân, tổ chức, đơn vị sử dụng đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chi tiết Thuế đất phi nông nghiệp là gì.

Đất phi nông nghiệp là loại đất mà các cá nhân, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình sử dụng với mục đích chính để xây dựng nhà ở hoặc xây dựng các công trình không liên quan đến nông nghiệp. Theo quy định của pháp luật, sẽ có những trường hợp sử dụng đất phi nông nghiệp sẽ phải đóng thuế vào ngân sách nhà nước và một số trường hợp sẽ không phải đóng thuế. Vậy tại sao lại chia hai trường hợp như vậy? Trước hết, cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng đất phi nông nghiệp phải hiểu Thuế đất phi nông nghiệp là gì?

Cũng tương tự như những loại thuế khác, Thuế đất phi nông nghiệp là khoản tiềm mà các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình phải đóng vào ngân sách nhà nước. Đất thuộc đối tường chịu thuế đất phi nông nghiệp được quy định tại Luật đất đai 2013. Khi có đất thuộc đối tượng chịu thuế đất phi nông nghiệp, chủ thể phải tiến hành nộp thuế tại cơ quan có thẩm quyền và mức thuế phải đóng sẽ phụ thuộc vào diện tích đất mà họ sử dụng. Giá đất và thuế suất của từng mảnh đất cũng khác nhau tùy từng khu vực.
Đất phi nông nghiệp gồm những loại đất nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị (hay còn gọi là đất thổ cư);
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

– Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
– Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
Xem thêm >> Chế tài là gì? Những điều bạn cần biết về chế tài.
Căn cứ tính thuế đất phi nông nghiệp?
Thuế đất phi nông nghiệp là một loại thuế đặc thù. Việc quy định căn cứ tính thuế cho loại thuế này không chỉ góp phần hiệu quả trong quản lý thuế của nhà nước mà còn thúc đẩy, khuyến khích các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất một cách hiệu quả. Vậy thuế đất phi nông nghiệp được tính dựa trên những căn cứ nào?
– Đối tượng chịu thuế đất phi nông nghiệp
Căn cứ đầu tiên để tính thuế đất phi nông nghiệp là đất đó phải thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định pháp luật. Đối tượng chịu thuế đất phi nông nghiệp hiện nay được quy định rõ tại điều 2, Luật thuế phi nông nghiệp như sau:

“1. Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
3. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh”.
– Giá tính thuế đất phi nông nghiệp
Giá tính thuế làm căn cứ tính thuế được xác định trên cơ sở giá của diện tích đất sử dụng phải tính thuế, được quy định tại điều 6, Luật Thuế phi nông nghiệp 2010. Theo đó:

“1. Giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá của 1m2 đất.
2. Diện tích đất tính thuế được quy định như sau:
a) Diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng.
Trường hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất tính thuế.
Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng khu công nghiệp thì diện tích đất tính thuế không bao gồm diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung;
b) Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Hệ số phân bổ được xác định bằng diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư chia cho tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Trường hợp nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư có tầng hầm thì 50% diện tích tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong tầng hầm được cộng vào tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng để tính hệ số phân bổ;
c) Đối với công trình xây dựng dưới mặt đất thì áp dụng hệ số phân bổ bằng 0,5 diện tích đất xây dựng chia cho tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Giá của 1m2 đất là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành”
– Thuế suất đất phi nông nghiệp
Thuế suất Đất phi nông nghiệp được quy định tại điều 7, Luật Thuế đất phi nông nghiệp, theo đó:
+ Thuế suất được dung để xác định thuế cho các loại đất ở dựa trên cơ sở hạn mức sử dụng đất do chính UBND cấp tỉnh của địa phương có đất ban hành:
i. Thuế suất bậc 1: 0,03% – áp dụng đối vối diện tích đất sử dụng nằm trong hạn mức quy định.
ii. Thuế suất bậc 2: 0.07% – Áp dụng đối với trường hợp đất sử dụng vượt quá hạn mức nhưng không quá 3 lần.
iii. Nếu diện tích đất tính thuê vượt quá hạn mức trên 3 lần thì áp dụng bậc 3 thuế suất 0,15%
iv. Đối với các loại đất ở như Đất ở nhiều tầng, công trình dưới mặt đất, đất sản xuất, kinh doanh hoặc sản xuất, kinh doanh hặc sử dụng vào mục đích kinh doanh, đất dự án đầu tư phân kỳ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cũng áp dụng mức thuế 0,03%.
v. Đất được các nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng trái mục đích hoặc đất chưa dụng sử dụng được áp dụng với mức thuế suất 0,15%.
vi. Đất lấn chiếm áp dụng mức thuế suất 0,2% và không hạn mức.
Xem thêm >> Dịch vụ là gì? Những điều bạn cần phải biết về dịch vụ.
Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Việc tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được tính trên cơ sở căn cứ vào giá tính thuế và thuế suất. Căn cứ theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như sau:

Mức thuế phải nộp = Diện tích đất tính thuế x Giá của 1m2 đất x Thuế suất%. |
Trong đó:
– Giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá của 1m2 đất.
– Thuế suất đối với đất ở và đất phi nông nghiệp được sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần được pháp luật quy định như sau:
Bậc thuế | Diện tích đất tính thuế (m2) | Thuế suất |
1 | Diện tích trong hạn mức | 0,03% |
2 | Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức | 0,07% |
3 | Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức | 0,15% |
Dịch vụ xin giấy phép Luật Thiện Minh
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Thiên Minh, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Phương Thức Liên Hệ.
THIỆN MINH – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003
Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com