Điều 131 gồm 2 khoản quy định 2 vấn đề: căn cứ bồi thường thiệt hại vật chất và trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại vật chất. Sau đây Thiện Minh sẽ hướng dẫn thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
Khái niệm nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật lao động
Căn cứ quy định Điều 131 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

“- Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.
– Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này”.
Bình luận và phân tích nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012
Điều 131 gồm 2 khoản quy định 2 vấn đề: căn cứ bồi thường thiệt hại vật chất và trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại vật chất.
– Về căn cứ xử lý bồi thường thiệt hại vật chất, đây là lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật. Theo đó, khi tiến hành xử lý việc bồi thường thiệt hại, quyết định mức bồi thường thiệt hại, người sử dụng lao động phải căn cứ vào lỗi của người lao động (hình thức lỗi cố ý hay vô ý, mức độ lỗi nặng hay nhẹ…), mức độ thiệt hại thực tế (phải tính được giá trị bằng tiền) và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động. Quy định như vậy là hợp lý, nhằm bảo đảm việc bồi thường thiệt hại được thực hiện trên thực tế.

Vì có trường hợp người lao động làm thiệt hại, song do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, người lao động không thể có khả năng bồi thường. Điều đó vừa thể hiện tính nhân văn của pháp luật lao động đồng thời cũng chú trọng khả năng thực thi của pháp luật lao động trên thực tế đời sống; thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
– Về trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại được áp dụng như trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Như vậy, có thể hiểu thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại vật chất là của người sử dụng lao động; thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại đối với trường hợp bình thường là 6 tháng, trường hợp đặc biệt là 12 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động;thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
Quá trình xử lý bồi thường thiệt hại cũng phải tuân theo các thủ tục như khi xử lý kỷ luật lao động. Nghĩa là người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động; Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; Trường hợp người lao động là người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; Việc xử lý bồi thường thiệt hại vật chất phải được lập thành biên bản; Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại vật chất phải được ban hành trong thời hạn pháp luật quy định; thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
Nhìn chung, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại vật chất được quy định cụ thể và chặt chẽ, có tính khả thi. Một mặt thể hiện sự bảo vệ của pháp luật đối với quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, mặt khác pháp luật còn bảo đảm cho người lao động có đủ khả năng và điều kiện chấp hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong quá trình thực hiện nghĩa vụ lao động; thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
Thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động 2019 được quy định như sau:
1. Khi phát hiện người lao động có hành vi gây thiệt hại về tài sản thì người sử dụng lao động yêu cầu người lao động tường trình bằng văn bản về vụ việc.

2. Trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 18 Nghị định này, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại như sau:
– Ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại, người sử dụng lao động thông báo đến các thành phần phải tham dự bao gồm: người lao động, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, thẩm định viên về giá (nếu có). Nội dung thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại; họ tên người bị xử lý bồi thường thiệt hại và hành vi vi phạm.
– Trường hợp một trong các thành phần nêu trên không thể tham dự theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định.
– Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại các nội dung trên. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản này vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người phải tham dự theo quy định có mặt tại cuộc họp, trường hợp không ký vào biên bản thì ghi rõ lý do.
4. Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại. Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải nêu rõ mức thiệt hại; nguyên nhân thiệt hại; mức bồi thường thiệt hại; thời hạn, hình thức bồi thường thiệt hại và được gửi đến các thành phần phải tham dự theo quy định.
Bên cạnh đó, Dự thảo cũng quy định cụ thể về thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại như sau:
– Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 04 tháng kể từ ngày phát hiện hành vi gây thiệt hại về tài sản của người lao động.
– Không xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động đang trong thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật Lao động.
– Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật Lao động, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Hiện tại, các quy định về bồi thường thiệt hại cũng đã được đề cập tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP, tuy nhiên về trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại không được quy định cụ thể mà chỉ được quy định chung chung là sẽ được áp dụng theo trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.
Xem thêm >> Đấu giá tài sản là gì? Những quy định mới nhất mà bạn cần biết về đấu giá tài sản.
Dịch vụ xin giấy phép Luật Thiện Minh
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Thiên Minh, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Xem thêm >> Đặc điểm của chứng khoán và những điều bạn cần biết về thị trường chứng khoán.
Phương Thức Liên Hệ.
THIỆN MINH – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003
Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com