Việc nhập hộ khẩu vào các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là một nhu cầu của rất nhiều người dân đang sinh sống và làm việc tại đây. Luật Thiện Minh Tư Vấn Thủ tục nhập hộ khẩu về Hà Nội và giải đáp mộ số vấn đề liên quan khác:
Điều kiện làm Thủ tục nhập hộ khẩu về Hà Nội
Đối với đăng ký thường trú ở ngoại thành Hà Nội:
Nếu công dân thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể đăng ký thường trú tại các huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội:
– Có chỗ ở hợp pháp

– Có thời gian tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên; thời gian này bắt đầu tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thường trú. Nếu tạm trú liên tục tại nhiều chỗ khác nhau thì thời gian tạm trú liên tục sẽ tính bằng tổng thời gian tạm trú tại các chỗ.
– Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi:
Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha mẹ; cha mẹ về ở với con
Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh chị em ruột
Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không còn khả năng nhận thức và điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ
Người chưa thành niên không còn cha mẹ, còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông bà, anh chị em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ
Người thành niên độc thân về ở với ông bà, anh chị em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột
Ông bà về ở với cháu ruột:
+ Được điều động, tuyển dụng làm việc tại cơ quan tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước; hợp đồng không xác định thời hạn, có chỗ ở hợp pháp
+ Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.
+ Các trường hợp đăng ký vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của tổ chức cá nhân khác thì phải thỏa mãn điều kiện là diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội; có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường về điều kiện diện tích bình quân và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ.
Như vậy đối với việc thường trú tại các huyện, thị xã thuộc ngoại thành Hà Nội thì công dân chỉ cần thỏa mãn điều kiện mà Luật cư trú quy định là có thể đăng ký thường trú được.
Đối với đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội:
Công dân phải đáp ứng các điều kiện sau theo quy định của Luật cư trú và Luật thủ đô:
– Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình tương tự như việc nhập hộ khẩu tại ngoại thành Hà Nội
+ Được điều động, tuyển dụng làm việc tại cơ quan tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước; hợp đồng không xác định thời hạn, có chỗ ở hợp pháp
+ Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.
Nếu như không thuộc các trường hợp trên thì công dân vẫn có thể đăng ký thường trú tại nội thành nếu đáp ứng điều kiện sau:
+ Tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên;
+ Có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đảm bảo diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.
Về thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội:
Công dân đăng ký thường trú tại Hà Nội nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại Công an quận, huyện, thị xã nơi dự định thường trú
Hồ sơ Thủ tục nhập hộ khẩu về Hà Nội:
Trường hợp công dân sở hữu nhà Hà Nội: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp (sổ đỏ, sổ hồng).
Trường hợp vợ về ở với người thân:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện về người khuyết tật, tâm thần…
Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.
Thủ tục nhập hộ khẩu về Hà Nội
Nộp hồ sơ làm hộ khẩu Hà Nội tại cơ quan có thẩm quyền
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật cư trú 2006 thì người đăng ký thường trú nộp hồ sơ nhập hộ khẩu tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Như vậy, trường hợp làm thủ tục chuyển hộ khẩu tại Hà Nội, là một thành phố trực thuộc trung ương do đó thẩm quyền giải quyết yêu cầu làm hộ khẩu Hà Nội thuộc về Công an huyện, quận, thị xã nơi người có yêu cầu muốn đăng ký thường trú và có hộ khẩu.

Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu nhập khẩu Hà Nội
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục nhập khẩu Hà Nội phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú. Trường hợp không đồng ý làm sổ hộ khẩu cho người có yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác, thủ tục chuyển hộ khẩu trong cùng thành phố Hà Nội được thực hiện tương tự như thủ tục nêu trên.
Xem thêm >> Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp là gì? Những quy định mới về tài khoản vốn đầu tư trực tiếp năm 2021.
Dịch vụ xin giấy phép Luật Thiện Minh
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Thiên Minh, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Xem thêm >> Công chứng là gì? Những điều cần biết về công chứng và thủ tục làm công chứng.
Phương Thức Liên Hệ.
THIỆN MINH – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003
Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com