So sánh Luật Đất Đai 2003 và 2013. Những điểm mới của Luật đất đai 2013 trong việc công khai thủ tục hành chính về đất đai được thể hiện như thế nào?
So sánh Luật Đất Đai 2003 và 2013 về thủ tục hành chính
So sánh Luật Đất Đai 2003 và 2013
Thủ tục hành chính về đất đai trong Luật đất đai 2013 một mặt kế thừa nội dung trong Luật đất đai 2003, mặt khác hoàn thiện với những điểm mới khá căn bản làm cho các thủ tục hành chính trở nên rõ ràng, minh bạch và thống nhất với các quy định khác được sửa đổi trong Luật đất đai 2013. Những điểm sửa đổi, bổ sung một mặt thể hiện sự phù hợp với thực tế khách quan về đòi hỏi cải cách nền hành chính bắt kịp với xu thế phát triển của nền kinh tế, mặt khác những quy định này được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận vững chắc. Sự thay đổi này đã góp phần hạn chế những vướng mắc, tồn tại trong Luật đất đai 2003 và phần nào đáp ứng sự mong chờ của quần chúng nhân dân.

Thủ tục hành chính về đất đai được quy định tại Chương XII Luật đất đai 2013 với 03 điều từ Điều 195 đến Điều 197 và thể hiện những điểm mới như sau:
Thứ nhất, sự khác biệt về hình thức, Chương XII Luật đất đai 2013 với tên gọi “Thủ tục hành chính về đất đai” mang tính khái quát và ngắn gọn hơn so với tên gọi Chương V của Luật đất đai 2003. Chương XII của Luật đất đai 2013 với số lượng điều luật giảm đi đáng kể (chỉ còn 03 điều so với trước đây là 10 điều), thay vì đi vào các quy định chi tiết đối với từng trường hợp thì chỉ dừng lại ở quy định mang tính khái quát. Đó là những quy định liệt kê những nhóm thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, quy định về yêu cầu công khai nội dung thủ tục hành chính và quy định về trách nhiệm của các chủ thể thực hiện thủ tục hành chính về đất đai. Theo những nhóm việc điều chỉnh đó, trình tự, thủ tục của từng loại sẽ được quy định cụ thể chi tiết trong nghị định dưới luật. Với những quy định tổng thể, khái quát và mang tính nền tảng, không dàn trải, những quy định trong Luật đất đai 2013 sẽ là cơ sở thuận lợi, nhất quán cho việc chi tiết hóa các trình tự, thủ tục trong nghị định hướng’ dẫn thi hành Luật đất đai.
Thứ hai, những điểm mới về nội dung
Một là, lần đầu tiên trong Luật đất đai 2013 khái quát đầy đủ các nhóm thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Những thủ tục hành chính này không chỉ bao gồm các thủ tục hành chính trước đây mà còn được bổ sung cho phù hợp với thực tiễn quả! lý cũng như nhu cầu của người sử dụng đất. Có thể thấy, các nhóm thủ tục hành chính được nêu đầy đủ phản ánh khá toàn diện trình tự, quy trình thực hiện quản lý hành chính nhà nước về đất đai. Quy định này sẽ đảm bảo kiểm soát các thủ tục hành chính luôn nằm trong sự quản lý của Nhà nước và chúng được thực hiện thống nhất, đồng bộ.

Hai là, Luật đất đai 2013 ghi nhận nội dung và hình thức công khai thủ tục hành chính về đất đai quy định công khai thủ tục hành chính chính là cơ chế tạo điều kiện để dân được biết, được bàn, được kiểm tra hoạt động quản lý hành chính của cơ quan nhà nước. Từ đó, người dân có thể đóng góp những ý kiến của mình giúp các cơ quan cải tiến quy trình thủ tục hành chính để người dân được phục vụ tốt hơn hoặc tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quản lý đất đai. Trong quy định của Luật đất đai 2013, các hình thức công khai thủ tục hành chính về đất đai cũng khá thiết thực phù hợp với thực tế cuộc sống, giúp người dân có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Ba là, điểm mới khi quy định trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính về đất đai của các cơ quan quản lý. Từ những quy định mang tính định hướng trong Luật đất đai 2013, Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm cụ thể và khẳng định vai trò của những ngành liên quan khác như Văn phòng đăng ký, tổ chức phát triển quỹ đất. Những tổ chức này được quy định hoạt động là những tổ chức dịch vụ công về đất đai, thế hiện quan điểm lập pháp cải cách các thủ tục hành chính triệt để theo mô hình một cửa, một đàu của Nhà nước ta.
Xem thêm >> Phụ cấp độc hại là gì? Điều kiện và mức hưởng phụ cấp độc hại mới nhất 2021.
So sánh Luật Đất Đai 2003 và 2013
So sánh Luật Đất Đai 2003 và Luật đất đai 2013
1. Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
So sánh Luật Đất Đai 2003 và Luật đất đai 2013
Giống nhau: Luật đất đai của năm 2003 và Luật đất đai năm 2013 mang quy định những nguyên tắc chung đó là:
“1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh;
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;

5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh;
7. Dân chủ và công khai”
Khác nhau:
Luật đất đai năm 2013 bổ sung những quy định quan trọng:
Tại Khoản 2 Điều 35: “Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế – xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã”.
Tại Khoản 7 Điều 35:“Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường”.
Tại Khoản 8 Điều 35:“Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt”.
2. Căn cứ và nội dung lập quy hoạch sử dụng đất
So sánh Luật Đất Đai 2003 và Luật đất đai 2013

Giống nhau:
Về căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất: Luật đất đai của năm 2003 và Luật đất đai năm 2013 đều quy định những căn cứ chung và tiên quyết để lập quy hoạch sử dụng đất đó là:
1. Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương;
2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường;
3. Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất;
4. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
5. Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất;
Về nội dung lập quy hoạch sử dụng đất: Luật đất đai của năm 2003 và Luật đất đai năm 2013 đều quy định về một số nội dung cơ bản trong lập quy hoạch sử dụng đất như sau:
1. Định hướng, đánh giá tiềm năng đất đai
2. Xác định các chỉ tiêu, mục tiêu sử dụng đất
3. Xác định diện tích các loại đất
4. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Khác nhau:
Về căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất: Luật đất đai của năm 2003 và Luật đất đai năm 2013 đều quy định những căn cứ với ý nghĩa và tinh thần như nhau, tuy nhiên câu chữ theo từng thời kỳ là khác nhau nhưng vẫn thể hiện đúng quan điểm của các nhà làm luật. Về phần căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất hầu hết là không có những điểm khác nhau đáng kể
Về nội dung lập quy hoạch sử dụng đất:
1.Luật đất đai năm 2013 đã có những quy định đầy đủ, rõ ràng căn cứ và nội dung lập quy hoạch sử dụng đất của từng cấp nhằm khắc phục được những khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định riêng cho từng cấp để vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý của từng cấp; đảm bảo nguyên tắc “Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế – xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã”.
2. Điểm đổi mới đặc biệt và có tính đột phá trong nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật đất đai năm 2013 là tại Điểm c Khoản 4 Điều 40 quy định cụ thể “Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện”. Trong đó quy định: “Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã. Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh”. Đồng thời Luật cũng quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 40:“Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện” để thể hiện được công trình, dự án này.
Chính việc đổi mới này của Luật đất đai năm 2013 trong việc quy định nội dung lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất gắn với nhu cầu sử dụng đất trong năm của các ngành, lĩnh vực, của các cấp, phù hợp với khả năng đầu tư và huy động nguồn lực, khắc phục lãng phí trong việc giao đất cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
3. Để tránh chồng chéo trong quy hoạch, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định mối liên kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị trên địa bàn quận tại Khoản 5 Điều 40, cụ thể là: “Đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh”
3. Lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất
So sánh Luật Đất Đai 2003 và Luật đất đai 2013

Đây là nội dung được bổ sung mới trong Luật Đất đai năm 2013 và được quy định tại Điều 43, trong đó quy định: “Cơ quan có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng; hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp; việc xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng thực hiện. Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính khả thi của của việc lấy ý kiến, nâng cao vai trò, ý nghĩa của việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Luật còn giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này”
4. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch sử dụng đất
So sánh Luật Đất Đai 2003 và Luật đất đai 2013
Giống nhau:
1. Quốc hội có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
2. Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.
Khác nhau:
1. Luật đất đai của năm 2003 có quy định khác biệt về thẩm quyền của UBND cấp huyện được xét duyệt quy hoạch sử dụng đất của xã quy định tại khoản 4 Điều 25 của Luật này ( khoản 4 Điều 26)

Luật đất đai năm 2013 lại quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện ( khoản 3 Điều 46)
2. Nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai Luật Đất đai năm 2013 bổ sung quy định tại Khoản 3 Điều 45: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện”. Với quy định như vậy sẽ tránh được tình trạng tùy tiện trong việc điều chỉnh các dự án.
5. Tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất
Luật Đất đai năm 2013 bổ sung thêm một điều về “Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” (Điều 47) nhằm chấn chỉnh và chuyên môn hóa các tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
6. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất
So sánh Luật Đất Đai 2003 và Luật đất đai 2013
Giống nhau:
Trong vấn đề này, Luật đất đai năm 2013 đã kế thừa gần như toàn bộ các quy định của Luật đất đai của năm 2003 mà không làm mất đi bản chất của các điều luật
Khác nhau:
1. Luật đất đai năm 2013 bổ sung điểm mới quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; tại Khoản 2 Điều 49 đã quy định cụ thể:“Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật”.

2. Để khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại thời điểm kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà quy hoạch sử dụng đất kỳ mới chưa được phê duyệt, cụ thể Khoản 4 Điều 49 quy định: “Khi kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt”. Nội dung đổi mới này nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các dự án đầu tư không bị đình trệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Xem thêm >> Pháp nhân là gì? Những quy định bạn cần biết về pháp nhân.
Dịch vụ xin giấy phép Luật Hoàng Đế
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Hoàng Đế, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Phương Thức Liên Hệ.
HOÀNG ĐẾ – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003
Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com