Giải quyết tranh chấp lối đi chung là một vấn đề rất phức tạp vì nó còn liên quan đến vấn đề tình làng nghĩa xóm, quan hệ họ hàng, láng giềng. Tuy nhiên, khi có hành vi trái pháp luật xâm phạm đế quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì vẫn phải nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Quy định về mở lối đi chung theo luật dân sự?
quy định về lối đi chung
Thưa luật sư, em muốn hỏi: Nhà em có bán cho các hộ dân 01 thửa đất. Trước đó là đất của cha mẹ cho con, sau đó em tách từng thửa ra để chuyển quyền lại cho người dân. Tuy nhiên, thửa đất của em lại không có đường đi vào (Cách đường nhựa khoảng 60m). Ba em đã làm thủ tục hiến đường đi để em có đường đi vào cho em và các hộ sau. UBND xã và UBND huyện lại không đồng ý lập đường đi cho em. Theo Điều 254 Bộ luật Dân sự thì ba em đã tự nguyện chừa đường rồi sao lại không được chấp thuận? Xin luật sư tư vấn cho em!
Khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, trong trường hợp này bạn có quyền yêu cầu được mở một lối đi ra đến đường công cộng. UBND cấp xã, huyện không đồng ý lập đường cho bạn cần phải có lý do. Nếu lý do không thỏa đáng bạn có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết để đòi lại quyền lợi cho mình.
Lối đi chung – Lối đi riêng được xác định như thế nào?
Thưa luật sư, tôi có một thửa đất 300 m2, nay muốn phân chia thành hai thửa nhưng thửa đất phía sau cần có một lối đi nên yêu cầu tôi cắt lối đi cho bất động sản phía sau (Tôi không rõ quy định của Nhà nước là lối đi này bắt buộc là bao nhiêu m). Xin hỏi Luật sư:
+ Lối đi này là lối đi chung hay lối đi riêng? ( Lô đất kia đã có lối đi khác)
+ Sau này tôi có lối đi khác thì tôi có được bán cho hộ liền kề lô đất phía trước không?
+ Hộ liền kề đó hợp thức lối đi đó vào đất của họ có được không?

Trả lời:
Khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau: Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Căn cứ theo quy định trên thì nhà nước không quy định cụ thể về chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi qua này, hai bên được quyền thỏa thuận với nhau về kích thước của lối đi, chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Lối đi này được xác định là lối đi qua cho bất động sản phía sau, bạn hoàn toàn có quyền thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản phía sau về việc có sử dụng lối đi đó hay không và mức đền bù mà bên được hưởng quyền về lối đi qua phải trả.
Giải quyết tranh chấp về đất được xác định là lối đi chung?
Xin chào luật sư ,xin cho tôi hỏi tôi và nhà đối diện có tranh chấp diện tích đất khoảng 60m2, nguyên nhân là năm 1980 nhà nước chủ trương lấy kênh dẫn nước phục vụ nông nghiệp và làm đường giao thông nông thôn nên lấy phần đất của nhà đối diện và lắp đặt lên phần ranh giới giữa nhà tôi và nhà đó ( phân ranh giới khoảng 60m2 ).Và bây giờ khi gia đình tôi xây nhà ở thì nhà kia băng qua đường tự ý cắm cột làm hàng rào lấy toàn bộ và nói là đất của họ và không cho gia đình tôi mở ngỏ để ra đường giao thông ,họ nói phải mua với giá 10 triệu mới cho. Xin cho ý kiến tư vấn tôi nên làm thế nào?

Trả lời:
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
Điều 265. Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp.
2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách.
Điều 266. Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản

1. Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó.
Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
Theo thông tin bạn cung cấp diện tích đất khoảng 60 m2 của nhà dối diện nhà bạn đã được nhà nước thu hồi để làm đường giao thông, do đó phần diện tích đất này sẽ được Nhà nước bồi thường về đất theo quy định của pháp luật, nên phần diện tích 60m2 đất này không còn thuộc sở hữu của nhà đối diện và đây được xác định là lối đi chung. Do đó việc nhà đối diện yêu cầu gia đình bạn phải trả 10 triệu là không có căn cứ pháp luật và theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình, và tôn trọng duy trì ranh giới chung này. Do đó, nhà bạn có thể tiếp tục xây dựng trên phần đất thuộc sở hữu hợp pháp của mình, trường hợp chủ thể khác có hành động làm cản trở thì gia đình bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho mình.
Xem thêm >> Dịch vụ Luật sư tư vấn Luật Hôn Nhân Gia Đình miễn phí.
Hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung
Tranh chấp lối đi chung là một tranh chấp thuộc về lĩnh vực đất đai. Do đó, trong trường hợp một bên nhất quyết không mở lối đi cho bên còn lại xem xét các quy định của Luật Đất đai 2013 để giải quyết tranh chấp.
Theo quy định tại Điều 202, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Vậy có phải mọi tranh chấp liên quan đến đất đai phải thực hiện hòa giải không? Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/ NQ-HĐTP:
“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”.
Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đaiđược xác định như sau:
Nếu lối đi này được công nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết, đóng tiền án phí và xử lý theo quy định.
Nếu lối đi này không được công nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể lựa chọn giải quyết một trong hai cơ quan sau: UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa án.

Trong trường có đơn xin hợp lựa chọn giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền thì:
- Chủ tịch UBND cấp huyện chính là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh chính là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Trong trường hợp một bên muốn hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên còn lại thì có thể khởi kiện vụ án dân sự hoặc khởi kiện vụ án hành chính. Lúc này, tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Xem thêm >> Dịch vụ là gì? Những điều bạn cần phải biết về dịch vụ.
Dịch vụ xin giấy phép Luật Hoàng Đế
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Hoàng Đế, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Phương Thức Liên Hệ.
HOÀNG ĐẾ – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003 Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com