• Giới Thiệu
  • Tư Vấn
  • Dịch Vụ
  • Luật Bất Động Sản
  • Liên hệ
Saturday, April 1, 2023
Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Luật Sư
  • Dịch vụ
    • Luật Doanh nghiệp
    • Giải quyết tranh chấp
    • Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
    • Luật Lao Động
    • Luật Tố Tụng Hình Sự
    • Luật Kinh Tế
    • Thừa kế
    • Tư vấn luật lao động
  • Luật Bất Động Sản
    • Thừa kế
    • Luật Đầu Tư
    • Luật Đất đai
  • Văn bản pháp luật
  • Liên hệ
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Luật Sư
  • Dịch vụ
    • Luật Doanh nghiệp
    • Giải quyết tranh chấp
    • Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
    • Luật Lao Động
    • Luật Tố Tụng Hình Sự
    • Luật Kinh Tế
    • Thừa kế
    • Tư vấn luật lao động
  • Luật Bất Động Sản
    • Thừa kế
    • Luật Đầu Tư
    • Luật Đất đai
  • Văn bản pháp luật
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí
No Result
View All Result
Home Văn bản pháp luật

Pháp nhân là gì? Những quy định bạn cần biết về pháp nhân.

admin by admin
October 19, 2021
in Văn bản pháp luật
0
Thủ tục làm sổ đỏ chung cư mới nhất 2021 – Dịch vụ luật sư tư vấn miễn phí.

Pháp nhân là thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trong những văn bản pháp luật hiện hành. Những không phải ai cũng hiểu rõ pháp nhân là gì. Những quy định theo pháp luật về pháp nhân như thế nào. Tất cả những câu hỏi cơ bản thường gặp về pháp nhân đều sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Pháp nhân là gì 

Pháp nhân được quy định tại điều 74 Bộ luật dân sự 2015. Tuy không quy định cụ thể về khái niệm, nhưng qua các điều kiện thì có thể đưa ra một khái niệm cơ bản của pháp nhân.

Pháp nhân là gì? Những quy định về pháp nhân bạn cần biết - Global Vietnam  Lawyers

Pháp nhân là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân (cá nhân) và các tổ chức khác. 

Nếu một tổ chức có “tư cách pháp nhân” thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.

Ví dụ về pháp nhân: Công ty TNHH, Công ty cổ phần là những tổ chức có tư cách pháp nhân.

Ví dụ về tổ chức được thành lập nhưng không phải là pháp nhân: Doanh nghiệp tư nhân 

Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Theo điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đủ 4 điều kiện sau:

“a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

Pháp nhân là gì? Những quy định về pháp nhân bạn cần biết - Global Vietnam  Lawyers

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

Chúng ta cùng đi phân tích 4 điều kiện để trở thành pháp nhân để có thể phân biệt được các tổ chức là pháp nhân hay không.

Tổ chức phải được thành lập theo quy định của pháp luật 

Theo như định nghĩa thì rõ ràng pháp nhân không phải là một người (một cá nhân) mà phải là một tổ chức. Tổ chức này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Vì thế tổ chức đó được công nhận là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập.

Ví dụ: khi thành lập doanh nghiệp, công ty cổ phần hay công ty TNHH (các pháp nhân) đều phải được thành lập hợp pháp. Tức là phải đăng ký và được Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố mà nơi công ty đóng trụ sở cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tổ chức phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Theo điều 83 Bộ luật dân sự 2015, pháp nhân phải là một tổ chức có cơ cấu quản lý chặt chẽ:

“1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.”

Như vậy một tổ chức muốn trở thành pháp nhân phải có điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân. Trong điều lệ và quyết định thành lập phải có quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành pháp nhân. 

Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

Pháp nhân là tổ chức độc lập để xác lập quyền và nghĩa vụ trong hoạt động của nó, nên bắt buộc phải có tài sản độc lập. Có tài sản độc lập mới có thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà nó xác lập.

Ví dụ: Khi mở công ty cổ phần, các cổ đông mua cổ phần, góp vốn vào công ty. Thì tài sản này phải độc lập với tài sản của các cổ đông. Công ty chịu trách nhiệm với tài sản của công ty.

Hoặc một trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân dù được thành lập hợp pháp là Doanh nghiệp tư nhân. Vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân không tách biệt với tài sản cá nhân – chủ doanh nghiệp tư nhân đó. 

Tổ chức có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Tổ chức có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập là một trong những điều kiện quan trọng để có tư cách pháp nhân.

Vì pháp nhân là một tổ chức độc lập, được quyền giao dịch, xác lập quyền và nghĩa vụ nên bắt buộc nó có thể tự nhân danh chính mình.

Pháp nhân có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện theo pháp luật.

Các quy định về pháp nhân 

Một số quy định về pháp nhân quan trọng khác như: Quốc tịch của pháp nhân, tài sản của pháp nhân, thành lập, chi nhánh, đại diện pháp nhân….

Quốc tịch của pháp nhân

Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.

Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân là gì

Tài sản của pháp nhân

Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Thành lập, đăng ký pháp nhân

Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.

Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.

Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.

Người đứng đầu chi nhánh công ty, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.

Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Đại diện của pháp nhân

Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các luật chuyên ngành như: Luật doanh nghiệp…

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Hợp nhất pháp nhân

Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới.

Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.

Sáp nhập pháp nhân

Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân khác (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập).

Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.

Chia pháp nhân

Một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân.

Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.

Tách pháp nhân

Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân.

Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.

Chuyển đổi hình thức của pháp nhân

Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.

Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.

Giải thể pháp nhân

Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Theo quy định của điều lệ;

b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.

Thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể

1. Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Chi phí giải thể pháp nhân;

b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

c) Nợ thuế và các khoản nợ khác.

2. Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động.

Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.

Phá sản pháp nhân

Việc phá sản pháp nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

Chấm dứt tồn tại pháp nhân

1. Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây:

a) Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể công ty, pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật dân sự;

b) Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

2. Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Khi pháp nhân chấm dứt tồn tại, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.

Dịch vụ xin giấy phép Luật Thiện Minh

Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Thiên Minh, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:

Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:

– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;

 – Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;

 – Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;

– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.

Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:

– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép

– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;

– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;

– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;

– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.

 – Thanh lý hợp đồng với khách hàng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn

Phương Thức Liên Hệ.

THIỆN MINH – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!

Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng

Hotline: 0945001003

Fax : 0945001003

Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com

Dịch vụ tư vấn luật xây dựng miễn phí, uy tín
Tags: Những quy định bạn cần biết về pháp nhân.Pháp nhân là gì?quy định bạn cần biết về pháp nhân.quy định về pháp nhân.
ShareTweetPin
admin

admin

Related Posts

Sổ mục kê đất đai là gì? Giá trị pháp lý như thế nào?
Dịch vụ

Điều kiện để cá nhân kinh doanh bất động sản mới nhất 2022

July 8, 2022
Thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề mới nhất 2022 – Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí
Dịch vụ

Sổ mục kê đất đai là gì? Giá trị pháp lý như thế nào?

July 8, 2022
Hành vi hủy hoại đất bị xử lý như thế nào? – Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí
Dịch vụ

Thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề mới nhất 2022 – Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí

June 29, 2022
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất – Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí
Dịch vụ

Tư Vấn về chính sách đất đai mới nhất 2022 – Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí

June 29, 2022
Gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu? – Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí
Dịch vụ

Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất mới nhất 2022 – Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí

June 29, 2022
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất – Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí
Dịch vụ

Chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất khu công nghiệp mới nhất 2022 – Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí

June 29, 2022
Load More
Next Post
Pháp nhân là gì? Những quy định bạn cần biết về pháp nhân.

Dịch vụ là gì? Những điều bạn cần phải biết về dịch vụ.

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Popular News

  • Luật Hôn Nhân là gì ? Tư Vấn Luật Hôn Nhân Miễn Phí

    Luật Hôn Nhân là gì ? Tư Vấn Luật Hôn Nhân Miễn Phí

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Điều kiện và thủ tục vay ngân hàng bằng sổ đỏ mới nhất 2022 – Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất – Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Quy định pháp luật về kiểm kê đất đai mới nhất 2022 – Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề mới nhất 2022 – Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

By Categories

  • Dịch vụ
  • Giải quyết tranh chấp
  • Luật Dân Sự
  • Luật Doanh nghiệp
  • Luật Đất đai
  • Luật Đầu Tư
  • Luật Giao Thông
  • Luật Hình Sự
  • Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
  • Luật Kinh Tế
  • Luật Lao Động
  • Luật Sư
  • Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí
  • Thừa kế
  • Tư vấn luật lao động
  • Uncategorized
  • Văn bản pháp luật
  • Văn Bản Pháp Luật
Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí

Tư vấn luật bất động sản, luật doanh nghiệp, luật hình sự, luật dân sự miễn phí . Vui lòng liên hệ hotline 0933344991 để được hỗ trợ nhanh nhất

Recent News

  • Điều kiện để cá nhân kinh doanh bất động sản mới nhất 2022
  • Sổ mục kê đất đai là gì? Giá trị pháp lý như thế nào?

Our Social Media

  • Giới Thiệu
  • Tư Vấn
  • Dịch Vụ
  • Luật Bất Động Sản
  • Liên hệ

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
  • Luật Sư
  • Dịch vụ
    • Luật Doanh nghiệp
    • Giải quyết tranh chấp
    • Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
    • Luật Lao Động
    • Luật Tố Tụng Hình Sự
    • Luật Kinh Tế
    • Thừa kế
    • Tư vấn luật lao động
  • Luật Bất Động Sản
    • Thừa kế
    • Luật Đầu Tư
    • Luật Đất đai
  • Văn bản pháp luật
  • Liên hệ

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.