Người nước ngoài mua đất tại Việt Nam có được không? Theo quy định tại Điều 5 và Điều 169 – Luật Đất đai năm 2013, người nước ngoài không thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
Người nước ngoài có thể mua đất ở Việt Nam hay không ?
Về vấn đề mua (sở hữu) nhà: Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 7 và Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định (phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của pháp luật).
– Được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua một trong các hình thức sau đây:

– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Như vậy: Người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam thì chỉ được mua nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Theo quy định, người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam thì chỉ được mua nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Về vấn đề nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Căn cứ quy định tại Điều 5 và Điều 169 Luật Đất đai 2013 thì người nước ngoài không thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
Do đó, người nước ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thực tế hay gọi là mua đất) tại Việt Nam.
Xem thêm >> Thuế thu nhập cá nhân là gì? Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2021.
Điều kiện để người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam
Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
- Đối với cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định pháp luật.
- Đối với cá nhân nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi; miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định pháp luật.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau:
- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định pháp luật;
- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng; an ninh theo quy định pháp luật Việt Nam. Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở. Theo đó, người nước ngoài không được mua, thuê mua nhà ở ngoài danh mục này.
Ngoài ra, người nước ngoài đứng tên mua nhà ở Việt Nam còn phải có các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam.
- Hộ chiếu còn giá trị và được đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam; Thẻ thường trú; thẻ tạm trú; giấy chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam 12 tháng trở lên.
Như vậy, nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên thì bạn có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, bạn chỉ được mua nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư; nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; không được mua ngoài khu vực này.
Xem thêm >> Công chứng là gì? Những điều cần biết về công chứng và thủ tục làm công chứng.
Người nước ngoài có được mua đất tại Việt Nam để tự xây dựng không ?
Hiện nay, các đối tượng được sử dụng đất tại Việt Nam được quy định tại Luật Đất đai năm 2013. Trong đó, đối với đối tượng cá nhân, pháp luật Việt Nam chỉ công nhận hai đối tượng là cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Điều này được quy định chi tiết tại Điều 5 Luật đất đai năm 2013 như sau:

“Điều 5. Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”
Như vậy, cá nhân người nước ngoài không được quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
Mặc dù người nước ngoài không được sử dụng đất tại Việt Nam song họ vẫn được pháp luật Việt Nam cho phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo diện nhà ở thương mại. Nếu quý khách có nhu cầu muốn mua nhà ở tại Việt Nam, quý khách có thể liên hệ với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại Việt Nam để được sở hữu nhà ở hợp pháp tại Việt Nam.
Việt kiều có được mua đất ở Việt Nam không?

Điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
- Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
- Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức mua; thuê mua nhà ở thương mại của tổ chức kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho; nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất có các quyền sau:
- Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán; tặng cho; để thừa kế; đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
- Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
- Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.
Như vậy, nếu bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì bạn sẽ được mua; thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ) theo quy định pháp luật.
Thủ tục người nước ngoài mua nhà đất ở Việt Nam
Bước 1: Lựa chọn căn hộ
Người nước ngoài lựa chọn căn hộ trong dự án nhà ở thương mại để mua. Bạn nên lựa chọn những dự án, chủ đầu tư có uy tín để giảm thiểu rủi ro. Khi lựa chọn cũng cần rà soát xem căn hộ, dự án có đủ điều kiện bán cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hay không.

Bước 2: Đặt cọc mua bán nhà ở Việt Nam
Sau khi lựa chọn được căn hộ phù hợp người nước ngoài có thể ký Hợp đồng đặt cọc để mua nhà ở. Số tiền đặt cọc tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên hoặc chủ đầu tư của từng dự án. Tiền đặt cọc sẽ được khấu trừ vào số tiền bạn thanh toán khi mua nhà.
Giấy đặt cọc cũng sẽ xác định giá trị nhà ở, thời điểm ký hợp đồng mua bán và các điều khoản khác có liên quan. Giá trị nhà ở Việt Nam tùy thuộc vào từng khu vực, từng dự án và theo thỏa thuận của các bên.
Bước 3: Ký và công chứng Hợp đồng mua bán nhà đất
Hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận và phải lập thành văn bản bao gồm các nội dung như:
- Họ và tên; Địa chỉ các bên;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch;
- Giá giao dịch; Thời hạn và phương thức thanh toán;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác;
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên; nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở, trường hợp mua bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp không bắt buộc công chứng; chứng thực theo quy định tại khoản 2 Điều này. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực.
Bước 4: Tiến hành thủ tục sang tên Sổ đỏ cho người nước ngoài
Sau khi nhận bàn giao căn hộ, người nước ngoài có thể tự thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ hoặc người nước ngoài cũng có thể cung cấp hồ sơ để chủ đầu tư xin cấp sổ đỏ cho mình.
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn đăng ký cấp Sổ đỏ (Theo mẫu);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất; trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng;
- Hợp đồng về mua bán nhà ở đã công chứng, chứng thực;
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu của các bên (Bản sao chứng thực);
- Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng nhân thân (Bản sao);
- Biên lai nộp nghĩa vụ tài chính;
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (Theo mẫu);
- Tờ khai lệ phí trước bạ (Theo mẫu).
Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai đất tỉnh/thành phố tại khu vực sở hữu nhà ở và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật.
Dịch vụ xin giấy phép Luật Hoàng Đế
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Hoàng Đế, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Phương Thức Liên Hệ.
HOÀNG ĐẾ – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003
Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com