Giao dịch mua nhà vi bằng có giá trị pháp lý không ? Những quy định mua nhà vi bằng như thế nào. Cùng Luật Hoàng Đế tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vi bằng là gì ?
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này (quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại có hiệu lực ngày 24/2/2020).

Đặc điểm của vi bằng là gì ?

- Vi bằng được lập bởi tổ chức mang tên Thừa phát lại;
- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác;
- Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật, vi bằng không có giá trị pháp lý.
Có nên mua nhà vi bằng không?
Trên đây chúng ta đã hiểu khái quát được phần định nghĩa của vi bằng là gì? Sau đây, chúng tôi sẽ đi vào nội dung để trả lời cho câu hỏi có nên mua nhà công chứng vi bằng không?, cụ thể như sau:

Theo quy định tại khoản 3 – Điều 2 – Nghị định số 08 năm 2020 nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại định nghĩa về vi bằng được định nghĩaVi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
Mà theo căn cứ theo quy định tại Điều 36 – Nghị định số 08 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng của Văn phòng Thừa phát lại cụ thể như sau:
Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
1.Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.

2.Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản hành chính khác.
3.Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4.Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
Do đó, hồ sơ vi bằng là một hình thức biên bản do văn phòng thừa phát lại cấp, ghi nhận ngày tháng đó, địa điểm, giữa các bên liên quan có sự việc diễn ra với những cam kết. Vi bằng không có ý nghĩa xác nhận quyền sở hữu hay quyền sử dụng của các bên.
Những rủi ro khi mua nhà vi bằng
Hình thức mua nhà, đất thông qua vi bằng hiện nay được áp dụng rất nhiều nhưng hình thức này cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho người mua nếu áp dụng không đúng hoặc có nhận thức chưa đầy đủ về giá trị của vi bằng. Sau đây là những trường hợp rủi ro thường gặp:
+ Một nhà bán cho nhiều người: những văn phòng thừa phát lại hiện nay đôi khi còn chưa xác nhận rõ ràng chỉ càn photo giấy tờ nhà thì họ sẵn sàng lập vi bằng để thu phí. Bởi vậy, những trường hợp gian dối thường photo giấy tờ nhà ra nhiều bản ròi bán cho nhiều người khác nhau và ôm tiền “cao chạy xa bay”. Cuối cùng dẫn tới nhiều người mua tranh chấp cùng một ngôi nhà.

+ Người thuê nhà, lấy nhà đi bán: nhiều người vì lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua thiệt hại trong tương lai, nên mua nhà giấy tờ tay với giá thấp nhưng cho thuê cũng bằng giá với nhà có sổ đỏ (tỷ suất lợi nhuận cao). Đó cũng chính là mảnh đất màu mỡ để kẻ gian kiếm tiền, kẻ gian thuê nhà đó và tranh thủ trường hợp chủ nhà không cảnh giác và rao bán với giá rẻ. Nhiều người ham rẻ mà không cần biết tới những giấy tờ, thủ tục…
+ Nhà ở là tài sản thế chấp tại Ngân hàng: nếu khách hàng mua nhà vào trường hợp này thì nhà ở đang thuộc diện “ba chung” : chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung sổ nhà. Nên sau khi bán nhà cho nhiều người mua nhà thì người đứng tên trên “sổ hồng chung” mang đi thế chấp tại Ngân hàng, trong trường hợp không có khả năng thanh toán thì Ngân hàng sẽ xiết nợ các căn nhà trên. Như vậy, những người mua nhà bị mất trắng tài sản của mình vào tay Ngân hàng.
Từ những nhận định, phân tích phía trên thì chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến cho quý bạn đọc tham khảo như sau:
+ Không nên mua nhà công chứng vi bằng mà nên làm hợp đồng chuyển nhượng có công chứng hoặc chứng thực để có trong tay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Trong trường hợp phải mua nhà theo hình thức công chứng vi bằng thì để tránh trường hợp mất trắng nhà ở, quý bạn đọc có nhu cầu giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính về nhà ở nói riêng (bất động sản nói chung) cần liên hệ UBND cấp xã nơi có bất động sản cần giao dịch hoặc UBND cấp huyện để tìm hiểu kỹ thông tin và thực hiện đúng quy định của Luật Nhà ở, Luật Đất đai, tránh tình trạng bị lừa gạt, phát sinh tranh chấp sau này.
Xem thêm >> Thuế thu nhập cá nhân là gì? Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2021.
Kinh nghiệm mua nhà vi bằng là gì trong trường hợp bắt buộc?
Khi thực hiện mua bán nhà đất qua vi bằng thường liên quan đến việc ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận giấy tờ, tiền bạc, nhà đất giữa các bên có thể được thực hiện đối với trường hợp nhà, đất có giấy tờ hợp pháp được công nhận.

Thủ tục công chứng vi bằng
Để tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm mua nhà vi bằng là gì; thủ tục công chứng vi bằng cần phải hiểu trước tiên nhằm tránh những rủi ro về mặt pháp lý.
Vi bằng được lập thành 3 bản chính, gồm:
- Bản giao người yêu cầu.
- Bản đăng ký và lưu giữ tại Sở Tư pháp tỉnh.
- Bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của Pháp luật.
Vi bằng được tiến hành đăng ký tại Sở Tư Pháp sẽ được coi là hợp lệ. Thời hạn kể từ ngày nhận được vi bằng không quá 2 ngày. Sở Tư Pháp sẽ vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại.
Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu nhận thấy việc lập vi bằng không thuộc phạm vi lập vi bằng; không đúng thẩm quyền. Việc từ chối sẽ được thông báo ngay bằng văn bản cho văn phòng Thừa phát lại.
Đánh giá tính đúng sai của việc mua nhà qua công chứng vi bằng nhà đất là gì?
Thừa phát lại theo quy định không được Nhà nước trao quyền công chứng. Do đó, những thuật ngữ như “Công chứng thừa phát lại”; hay “Vi bằng công chứng Thừa phát lại” không đúng pháp lý, trái pháp luật. Người bán thường dùng các từ sai này nhằm mục đích thuyết phục khách hàng; rằng nhà, đất đó đã có sự đảm bảo về mặt pháp lý.
Theo quy định, Thừa phát lại bao gồm những việc như sau:
- Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Cơ quan thi hành án, Tòa án
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự
- Trực tiếp tổ chức thi hành án; quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.
Trên đây là nội dung chia sẻ về kiến thức xung quanh và khái niệm vi bằng là gì? Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu rõ về hình thức mua nhà này; cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định có nên mua nhà vi bằng không nhé!
Xem thêm >> Công chứng là gì? Những điều cần biết về công chứng và thủ tục làm công chứng.
Dịch vụ xin giấy phép Luật Hoàng Đế
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Hoàng Đế, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Phương Thức Liên Hệ.
HOÀNG ĐẾ – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003
Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com