Tranh chấp về quyền sử dụng đất và các thửa đất liền kề là vấn đề vẫn thường hay xảy ra. Việc tranh chấp này thường liên quan đến xác định ranh giới đất không rõ ràng, không có giấy tờ xác minh. Vậy mẫu đơn xin xác định lại ranh giới đất đai được quy định như thế nào? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Ranh giới đất đai là gì?

Ranh giới đất đai (ranh giới sử dụng đất đai) là mốc giới cụ thể do nhà nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến đất đai xác định. Ranh giới này được ghi trong quyết định giao, cho thuê đất và được mô tả chi tiết trong hồ sơ địa chính.
Việc xác định ranh giới đất tuân theo quy định trong Luật Đất Đai 2013 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Mục đích của việc làm này là xác định ranh giới với các bất động sản khác liền kề nhau. Từ đó, hoàn thiện hóa bản đồ hành chính.
Mẫu đơn xin xác định ranh giới đất đai là văn bản ghi nhận ý kiến giữa những người sử dụng đất liền kề về ranh giới, tình trạng không có tranh chấp. Đây là một giấy tờ khá quan trọng tuy nhiên đơn xin ký giáp ranh giữa các thửa đất liền lại không có mẫu theo quy định của pháp luật.
Đơn xin xác nhận ranh giới đất ở là gì?
Ranh giới sử dụng đất đai được xác định bằng mốc giới cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất thực hiện khi giao đất, cho thuê đất trên thực địa, được ghi trong số quyết định giao đất, cho thuê đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính
Đơn xin xác nhận ranh giới đất ở là văn bản được người sử dụng đất sử dụng nhằm mục đích đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét và tiến hành xác nhận ranh giới đất, mốc giới đất hay vị trí giáp ranh với những thửa đât liền kề nhất định.

Nguyên tắc xác định ranh giới sử dụng đất
Tất cả các hoạt động về quản lý địa giới đều được quy định rõ ràng trong Luật Đất Đai 2013, bao gồm các hoạt động sau:
– Xác định địa giới hành chính.
– Lập và quản lý hồ sơ địa chính.
– Lập bản đồ địa chính, quản lý hồ sơ về địa giới hành chính.
– Trong đó, hồ sơ địa giới hành chính được sử dụng nhằm phục vụ quản lý nhà nước. Các nguyên tắc để xác định ranh giới sử dụng đất bao gồm:
+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc lập đơn vị hành chính và điều chỉnh địa giới.
+ Bản đồ địa giới hành chính thể hiện các mốc địa giới hành chính theo đúng như yêu cầu. Trong đó bao gồm các yếu tố địa vật, địa hình.
+ Sơ đồ vị trí mốc địa giới hành chính được quy định rõ ràng.
+ Bảng tọa độ mốc địa giới hành chính cùng các điểm đặc trưng trên đường địa giới.
+ Mô tả tình hình chung về địa giới hành chính và xác nhận đường mô tả địa giới.
+ Phiếu thống kê các yếu tố địa lý liên quan đến địa giới hành chính.
+ Giải quyết tranh chấp về ranh giới sử dụng đất.
+ Thống kê tài liệu liên quan đến địa giới hành chính của các đơn vị cấp dưới.

Trường hợp làm đơn xin xác định ranh giới đất
Đề nghị xác định ranh giới đất thường được lập trong hai trường hợp sau gồm:
– Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Yêu cầu bổ sung hồ sơ để giải quyết tranh chấp.
Đơn vị đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (gọi chung là đơn vị đo đạc) có trách nhiệm xem xét cụ thể về hiện trạng sử dụng đất, ý kiến của những người sử dụng đất liền kề để xác định và lập bản mô tả về ranh giới thửa đất; chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất cho những người sử dụng đất có chung ranh giới thửa đất và người nhận bản mô tả có trách nhiệm ký xác nhận về việc đã nhận bản mô tả này.

Thủ tục xác định lại ranh giới đất
Theo khoản 1, khoản 3 Điều 5 Nghị định Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì đo đạc, xác định lại ranh giới đất thuộc chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai. Điều 72a Nghị định này quy định về thủ tục xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được cấp “sổ đỏ” như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xác định lại diện tích đất ở tại Văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ gồm:
+ Đơn xin xác nhận việc trích đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Đơn đề nghị xác định lại diện tích đất ở (theo quy định của Văn phòng đăng ký đất đai);
– Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân.
– Trường hợp có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền.
– Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính thì việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thông qua bộ phận một cửa theo Quyết định của UBND cấp tỉnh.

Bước 2: Tổ chức đo đạc
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ hồ sơ có liên quan và nội dung xác nhận của UBND cấp xã tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định và thông báo cho người sử dụng đất thời gian xuống kiểm tra, đo đạc thực tế.
Sau khi ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập 01 bộ hồ sơ địa chính theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả đo đạc, xác định lại ranh giới
Sau khi nhận được thông báo về việc đến nhận kết quả đo, người sử dụng đất đến thanh lý hợp đồng và nhận hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Nội dung đơn đề nghị xác định lại ranh giới đất đai
Về phần nội dung đơn yêu cầu xác định ranh giới đất, phần này cần trình bày về hiện trạng diện tích đất hiện tại như thế nào.
Ghi rõ yêu cầu xác định ranh giới thửa đất. Lý do vì sao phải làm đơn xác định ranh giới thửa đất. Thường có hai lý do chính đấy là xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai. Nếu vì lý do giải quyết tranh chấp cần ghi thông tin của thửa đất ở vị trí, thửa nào, bản đồ nào.
Cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên của mình. Khi nhận đơn yêu cầu của người sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục xác định ranh giới đất theo quy định của pháp luật.

Xem thêm >> Đặc điểm của chứng khoán và những điều bạn cần biết về thị trường chứng khoán.
Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận ranh giới đất
– Ghi rõ tên Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tại nơi có đất
– Người làm đơn cần điền đầy đủ các thông tin như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân (cả ngày và nơi cấp), địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện nay, số điện thoại.
– Ghi đầy đủ thông tin về thửa đất xin xác nhận ranh giới theo như trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Nêu rõ lý do xin xác nhận ranh giới đất
Xem thêm >> Công chứng là gì? Những điều cần biết về công chứng và thủ tục làm công chứng.
Mẫu đơn xin xác định lại ranh giới đất đai
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….., ngày …… tháng ….. năm …..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN RANH GIỚI ĐẤT Ở
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …
Tôi tên là: ……… Sinh năm: …
CMND số: ……. Cấp ngày: ……. Tại: ……
Địa chỉ thường trú: ………
Chỗ ở hiện nay: ………
Số điện thoại: ……
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:
Tôi là người sử dụng thửa đất số …. tờ bản đồ số ….. địa chỉ: ……… Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …… do …… cấp ngày …./…./…..
Hiện nay, tôi đang có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất trên cho ông/ bà…. (CMND số: ……. do Công an ….. cấp ngày: ………; trú tại: ………). Do yêu cầu của ông/ bà ……….., tôi cần xác minh ranh giới đất mà tôi đã cung cấp thông tin cho ông/ bà……. là đúng.
Vì vậy, bằng văn bản này tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và xác nhận ranh giới đất giữa phần đất thuộc quyền sử dụng đất của tôi và những phần đất liền lề được xác định đúng thông tin sau:………
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này.
Kính mong Quý cơ quan xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi, tiến hành xác nhận ranh giới thửa đất cho tôi để tôi sớm hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA ………
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Dịch vụ xin giấy phép Luật Hoàng Đế
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Hoàng Đế, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Phương Thức Liên Hệ.
HOÀNG ĐẾ – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003 Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com