Trong quá trình tư vấn, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi từ phía quý khách hàng về luật nghĩa vụ quân sự. Ví dụ: Bị cận thị có phải đi nghĩa vụ không? Bị bệnh này, bệnh kia có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Không đi nghĩa vụ quân sự thì có phải đi dân quân tự vệ không… Chúng tôi đã có không ít các bài tư vấn được đăng tải lên website để giải đáp các câu hỏi đó. Tuy nhiên, mọi vấn đề thiên biến vạn hóa, mỗi người một cảnh. Có những vấn đề, trường hợp chúng tôi chưa thể tổng hợp tư vấn và phổ biến được.
Luật Thiên Minh hiện tại cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự với rất nhiều hình thức khác nhau: Tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua Email, tư vấn trực tiếp…

1. Sự cần thiết của việc tư vấn nghĩa vụ quân sự
– Các bạn muốn biết mình có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Trường hợp nào được miễn, trường hợp nào được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự? Độ tuổi của các bạn còn phải đi nghĩa vụ quân sự không? Chính sách đối với người tham gia nghĩa vụ là gì?
– Các bạn đang cần tìm hiểu quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự nhanh chóng, chính xác và luôn cập nhật tính mới của văn bản pháp luật điều chỉnh luật nghĩa vụ?
– Các bạn cần tìm một đơn vị tư vấn luật uy tín, dày dặn kinh nghiệm về các lĩnh vực luật nói chung và vấn đề nghĩa vụ quân sự nói riêng?
– Các bạn không biết hành vi của mình có vi phạm pháp luật không? Có bị xử phạt vì vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự không?
Quy định của pháp luật luôn thay đổi từng ngày để điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của xã hội. Luật nghĩa vụ quân sự cũng không ngoại lệ, vừa mới ra đời, chuẩn bị có hiệu lực và vô vàn những điểm mới, những điều chỉnh mới khiến các bạn rối ren trong các quy định đó. Bạn cần tư vấn! Bạn cần tìm hiểu! Thiên Minh hứa hẹn với các bạn một tổng đài tư vấn luật – tư vấn luật nghĩa vụ quân sự miễn phí nhanh nhất, chính xác nhất qua tổng đài 0945001003 .

2. Các vấn đề hỗ trợ tư vấn luật NVQS
– Độ tuổi gọi công dân nhập ngũ?
– Đối tượng gọi nhập ngũ? Người đồng tính, nữ giới có tham gia nghĩa vụ quân sự?
– Đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự? Đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự?
– Khám nghĩa vụ quân sự? Điều kiện, tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự?
– Các hành vi bị cấm về thực hiện nghĩa vụ quân sự? Các quy định về xử phạt vi phạm nghĩa vụ quân sự?
– Thời gian tại ngũ? Quyền lợi khi tại ngũ? Quy định về xuất ngũ? Quyền lợi khi xuất ngũ?
– Các vấn đề liên quan: Nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, dân quân tự vệ,….

3. Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
3.1. Về độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự, độ tuổi gọi nhập ngũ
Về nguyên tắc, thực hiện nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với công dân nam và là tự nguyện đối với công dân nữ, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp.
Về độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự, Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 ( LNVQS) quy định:
- Công dân nam: đủ 17 tuổi trở lên
- Công dân nữ: đủ 18 tuổi trở lên
Quy định về đăng ký thực hiện nghĩa vụ quân sự nhằm tạo điều kiện cho công dân chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với quốc gia. Tuy nhiên, luật cũng quy định các trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, cụ thể, theo Điều 14 LNVQS bao gồm các trường hợp sau:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân
Về độ tuổi gọi nhập ngũ, theo Điều 30 LNVQS, công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất liên quan đến nghĩa vụ quân sự đó là: nam thanh niên theo học cao đẳng, đại học có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Theo quy định tại Điều 30 nêu trên, trường hợp theo học cao đẳng, đại học chỉ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, trường hợp sau khi tốt nghiệp vẫn ở trong độ tuổi nhập ngũ (dưới 27 tuổi) thì vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự.

3.2. Về tiêu chuẩn của công dân được gọi nhập ngũ
Không phải tất cả công dân đều thuộc đối tượng được gọi nhập ngũ, do đặc thù của nghĩa vụ cần đáp ứng một số điều kiện, Điều 31 LNVQS quy định cụ thể như sau:
- Lý lịch rõ ràng;
- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
- Có trình độ văn hóa phù hợp.
Theo quy định tại Điều 40 LNVQS, nhằm kiểm tra sức khỏe của công dân để ra quyết định gọi nhập ngũ, Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện sẽ tổ chức đợt khám sức khỏe tập trung từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Cũng theo quy định tại Điều này, kết quả phân loại sức khỏe sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày, công dân có thể theo dõi kết quả khám sức khỏe tại đây.
3.3. Các trường hợp hoãn, miễn nhập ngũ
– Về các trường hợp hoãn nghĩa vụ nhập ngũ:
Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với công dân nam, tự nguyện đối với công dân nữ, tuy nhiên thực tế có các trường hợp công dân không thể thực hiện ngay nghĩa vụ do chưa đáp ứng được các điều kiện luật định hoặc do hoàn cảnh đặc biệt của công dân. Điều 41 LNVQS quy định các trường hợp sau đây được tạm hoãn ngũ:
Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Tạm hoãn là dừng lại việc thực hiện nghĩa vụ nếu thuộc các trường hợp luật định, do đó, cũng theo quy định tại Điều 41 LNVQS, khi không còn lý do tạm hoãn thì công dân được gọi nhập ngũ.
– Về các trường hợp miễn nghĩa vụ nhập ngũ:
Điều 41 LNVQS cũng quy định về các trường hợp thuộc diện miễn gọi nhập ngũ, tức là loại bỏ tính “bắt buộc” thực hiện nghĩa vụ đối với nhóm đối tượng này, tuy nhiên nếu họ vẫn tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thì có thể được xem xét chấp thuận:
Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

3.4 Chế độ, chính sách khi nhập ngũ của binh sĩ, hạ sĩ quan và nhân thân
Theo quy định tại Điều 21 LNVQS, thời hạn thực hiện nghĩa vụ của binh sĩ, hạ sĩ quan trong thời bình là 24 tháng, trong 1 số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài thêm. Thực hiện nghĩa vụ quân sự là góp công sức, trí tuệ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tương ứng với đó, công dân cũng được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian phục vụ tại ngũ. Điều 50 LNVQS quy định về chế độ, chính sách mà công dân cũng như nhân thân được hưởng như sau:
Thứ nhất, đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:
- Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
- Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ;
- Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
- Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;
- Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;
- Được ưu đãi về bưu phí;
- Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định;
- Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định
- Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định
- Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
- Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.
Thứ hai, đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ: Nhằm đảm bảo cuộc sống của những nhân thân có quan hệ mật thiết với công dân nhập ngũ, luật quy định về các chế độ, chính sách đối với nhóm đối tượng này như sau:
- Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm;
- Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí;
- Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định.

3.5. Điều kiện xuất ngũ
Về nguyên tắc, khi hết thời gian phục vụ tại ngũ, công dân được xuất ngũ. Tuy nhiên luật cũng quy định các trường hợp công dân được xuất ngũ trước thời hạn, cụ thể Điều 43 LNVQS quy định các trường hợp sau:
- Có kết luận của Hội đồng giám định y khoa quân sự không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
3.6. Chế tài xử lý khi vi phạm nghĩa vụ
Công dân thuộc diện bắt buộc nhập ngũ theo luật định phải chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ, đồng thời trong thời gian phục vụ tại ngũ, binh sĩ, hạ sĩ quan phải thực hiện nghiêm túc kỷ cương quân đội, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nếu không thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu chế tài xử lý theo luật định.
Theo quy định tại Điều 59 LNVQS, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà chế tài xử lý sẽ khác nhau, có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 59 cũng quy định về đối tượng và nhóm hành vi bị xử lý, cụ thể:
- Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu mà vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật.
4. Tư vấn nghĩa vụ quân sự qua điện thoại
Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến qua điện thoại là một dịch vụ tư vấn pháp luật thuận tiện nhất, nhanh chóng nhất, được khách hàng quan tâm sử dụng hàng đầu. Bởi để sử dụng dịch vụ tư vấn đầy tiện ích này khách hàng chỉ cần trang bị cho mình một chiếc điện thoại.
Các ưu điểm của hình thức tư vấn qua tổng đài điện thoại này là:
- Hoàn toàn miễn phí, khách hàng chỉ mất cước phí gọi điện.
- Tiết kiệm thời gian.
- Tiết kiệm công sức đi lại.
- Sử dụng linh hoạt mọi lúc, mọi nơi.
- Đáp ứng nhu cầu tư vấn luật nghĩa vụ quân sự trong các trường hợp cấp thiết.

5. Các câu hỏi thường gặp về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
Câu 1: Người bắt đầu đi học đại học có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không?
Trả lời:
Người bắt đầu đi học đại học thường ở độ tuổi 18, đây cũng là độ tuổi trong khung tuổi gọi nhập ngũ. Tuy nhiên, khuyến khích tinh thần học tập của công dân, pháp luật quy định đây là một trong các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo Điều 41 LNVQS. Nếu tốt nghiệp đại học mà còn nằm trong độ tuổi gọi nhập ngũ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ. Lưu ý với trường hợp theo học khóa đào tạo sau đại học ( ví dụ như học thạc sĩ…) thì không được tiếp tục tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, nếu vẫn nằm trong độ tuổi gọi nhập ngũ thì phải chấp hành theo quy định.
Câu 2: Người bị béo phì có thuộc đối tượng thực hiện nghĩa vụ quân sự không?
Trả lời:
Công dân trước khi tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ phải trải qua kỳ khám sức khỏe để đảm bảo đáp ứng đủ về mặt thể chất trước khi thực hiện nghĩa vụ.
Căn cứ theo bảng phân loại sức khỏe theo quy định tại Thông tư 140/2015/TT-BQP , về tiêu chuẩn cân nặng sẽ được xem xét tính toán dựa trên chỉ số BMI, theo đó, nếu chỉ số BMI >=30 thì sẽ bị coi là không đạt chuẩn, không được tham gia nghĩa vụ quân sự.
Câu 3: Anh trai ruột đã tham gia nghĩa vụ quân sự thì em trai có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Trả lời:
Trường hợp này theo quy định được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, không được miễn thực hiện nghĩa vụ. Cụ thể, theo điểm d khoản 1 Điều 41 LNVQS, nếu “ Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ” thì sẽ được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự
Cần lưu ý rằng trường hợp này người anh trai phải đang phục vụ tại ngũ, nếu đã tham gia và xuất ngũ thì em trai vẫn phải thực hiện nghĩa vụ theo luật định.

Câu 4: Trốn tránh khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Khám sức khỏe trong độ tuổi nhập ngũ là hoạt động bắt buộc theo Luật NVQS 2015 nhằm lựa chọn những thanh niên đủ tiêu chuẩn về mặt thể chất, tham gia huấn luyện phục vụ quân đội.
Nếu cá nhân có hành vi trốn tránh không thực hiện khám sức khỏe thì theo quy định của pháp luật, có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 332 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Công ty Luật Thiên Minh – Đồng hành pháp lý cùng bạn, lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn tận tình và đầy đủ những vướng mắc mà khách hàng gặp phải về các vấn đề pháp lý xung quanh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Với đội ngũ nhân sự đông đảo, có kinh nghiệm thực tế và thái độ làm việc chuyên nghiệp, Thiên Minh cam kết cung cấp cho quý khách dịch vụ tư vấn luật nghĩa vụ quân sự một cách tận tình, chu đáo nhất.