Tổng đài tư vấn Luật giao thông của Thiên Minh sẽ giải đáp nhanh chóng những thắc mắc của bạn đọc trong trường hợp lỗi vi phạm giao thông và mức xử phạt cụ thể. Hãy gọi đến tổng đài 0945001003 để được tư vấn.

1. Các tội về giao thông phổ biến nhất
Các tội về giao thông đường bộ:
– Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
– Tội cản trở giao thông đường bộ
– Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông
– Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ
– Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ
– Tội tổ chức đua xe trái phép
– Tội đua xe trái phép

Các tội về giao thông đường sắt:
– Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
– Tội cản trở giao thông đường sắt
– Tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn
– Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt
– Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt

Các tội về giao thông đường thủy:
– Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ
– Tội cản trở giao thông đường thuỷ
– Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn
– Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ
– Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ

Các tội về giao thông đường không:
– Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay
– Tội cản trở giao thông đường không
– Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn
– Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không
– Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông
– Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ
– Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Những vấn đề giao thông Thiên Minh tư vấn qua tổng đài
– Tư vấn các quy định pháp lý liên quan đến luật giao thông đặc biệt là luật giao thông đường bộ.
– Tư vấn, giải thích các hành vi vi phạm pháp luật giao thông, mức xử phạt cụ thể cho từng hành vi vi phạm được áp dụng theo những quy định, văn bản cập nhật mới nhất.
– Tư vấn về thẩm quyền, quyền hạn, trách nhiệm, quy trình, cách thức làm việc của cảnh sát, thanh tra giao thông.
– Tư vấn các thủ tục hành chính về pháp luật giao thông như: thủ tục sang tên xe, cấp giấy phép vận tải, cấp phù hiệu xe,….
– Tư vấn về tai nạn giao thông: cách xử lý tình huống, trách nhiệm của các bên tham gia giao thông.
– Tư vấn các vấn đề, giải quyết các vấn đề liên quan đến khiếu nại pháp luật giao thông: khiếu nại ở đâu, khiếu nại như thế nào?
– Tư vấn nhiều vấn đề khác liên quan đến luật giao thông đường bộ.

3. Những ưu điểm của dịch vụ tư vấn luật giao thông qua tổng đài
+ Đội ngũ tư vấn luật giao thông miễn phí là những Luật sư, chuyên gia, chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp luật giao thông. Đã được tham gia các khóa huấn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng tư vấn pháp luật giao thông đường bộ.
Đội ngũ tư vấn luôn luôn cố gắng hết sức để đem lại lời giải đáp cho các tình huống của quý khách hàng một cách nhanh nhất – chính xác nhất có thể!
+ Tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại: Qua tổng đài tư vấn: 0945001003 mọi nhu cầu tư vấn pháp luật của bạn sẽ được Thiên Minh tiếp nhận và giải đáp tận tình, nhanh chóng, chính xác. Đặc biệt những khách hàng không có điều kiện đến văn phòng luật sư, công ty luật để yêu cầu tư vấn trực tiếp thì giải pháp tư vấn luật qua điện thoại là giải pháp tiết kiệm và thuận lợi nhất.
+ Khi kết nối với Tổng đài tư vấn Luật Giao thông Đường bộ miễn phí – 0945001003, các bạn sẽ được hỗ trợ, tư vấn, chia sẻ các thông tin pháp luật về lĩnh vực Giao thông Đường bộ hoàn toàn miễn phí. Điều đặc biệt của Tổng đài tư vấn pháp luật là khi kết thúc cuộc gọi quý khách sẽ chỉ phải trả chi phí kết nối lên tổng đài theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngoài ra không phải trả bất cứ một khoản phí nào khác.

4. Cách kết nối với tổng đài tư vấn
+ Cách thức kết nối: Để kết nối với các tổng đài tư vấn pháp luật giao thông vui lòng gọi đến số điện thoại đường dây nóng tư vấn luật giao thông đường bộ: 0945001003 nghe và làm theo hướng dẫn để được gặp trực tiếp chuyên viên tư vấn.
+ Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật giao thông trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!
Tham khảo tình huống luật sư tư vấn trực tuyến về luật Dân sư, luật Giao thông đường bộ
Câu hỏi – Gây tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm thế nào?
Chào luật sư.Em xin hỏi luật sư về vấn đề sau. Em năm nay 27t. vừa qua em tham gia giao thông cùng với một người bạn, bạn em lái. 2 em đang lưu thông trên đường chính thì gặp thanh niên khác trong đường phụ đi ra, họ thấy chúng em nhưng không nhường mà cố ý vượt qua với tốc độ cao. Vượt không qua thì xảy ra tai nạn giữa 2 bên, vì vượt ko qua nên xe của thanh niên kia bị xe bên em tông. 2 bên ko bị ảnh hưởng tới tính mạng nhưng xe hư hỏng nặng. bên phía công an nhìn hiện trường nói là bên xe em sai vì tông ngang xe kia. Vậy theo luật sư thì bên em hay bên kia sai? và theo luật thì ai phải chịu trách nhiệm cho vấn đề bồi thường? mong luật sư giải đáp.
![Báo giá + chi phí] thuê luật sư bào chữa vụ án hình sự - Luật Nhân Dân](https://luatsutuvanmienphi.com/wp-content/uploads/2021/08/dich-vu-luat-su-bao-chua-luat-su-tranh-tung-e1574242455218-2-2.jpg)
Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi Công ty Luật Thiên Minh, chúng tôi tư vấn về trường hợp của bạn như sau:
Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 như sau:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Theo quy định trên, nếu tai nạn xảy ra do có hành vi vi phạm quy định an toàn giao thông mà dẫn đến hậu quả là thiệt hại nghiêm trọng về tài sản với mức trên 100.000.000 đồng, thiệt hại về sức khỏe mà tỷ lệ thương tích trên 61% hoặc làm chết người thì có thể sẽ đặt ra trách nhiệm hình sự với người có hành vi vi phạm, khi đó khung hình phạt được áp dụng là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Trong trường hợp của bạn, cần xác định tỷ lệ thương tích của các bạn trong vụ tai nạn, đồng thời “xe hư hỏng nặng” là thiệt hại về tài sản với giá trị là bao nhiêu để xác định có dấu hiệu tội phạm trong vụ việc trên hay không.
Trường hợp có hành vi đi sai, vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nhưng hậu quả chưa lớn đến mức phải xử lý hình sự thì có thể người vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông và bên gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường dân sự cho bên bị thiệt hại. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 584 – Bộ luật Dân sự như sau:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Bạn cung cấp thông tin hai thanh niên 16 tuổi điều khiển xe máy từ đường ngõ ra đường ưu tiên, đã thấy xe của các bạn đi đến nhưng cố ý không nhường đường dẫn đến va chạm với xe của bạn, nếu thông tin bạn cung cấp là đầy đủ và khách quan thì có thể những người này sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức bồi thường do tài sản bị xâm phạm được quy định tại Điều 589 – Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, nếu do va chạm mà sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng, bạn cũng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm dựa trên quy định tại Điều 590 của Bộ luật này:
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Do hai thanh niên này là người chưa thành niên (16 tuổi) nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại của họ được thực hiện theo quy định tại Điều 586 của Bộ luật Dân sự 2015: Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Như vậy, nếu vụ tai nạn được xác định xảy ra do lỗi trực tiếp từ hai thanh niên 16 tuổi và đã gây thiệt hại trên thực tế cho các bạn về tài sản và sức khỏe thì các bạn có quyền yêu cầu họ bồi thường thiệt hại, trường hợp tài sản của hai người này không đủ để bồi thường cho những tổn thất của các bạn, bạn có thể yêu cầu cha, mẹ của họ bồi thường phần còn thiếu trong nghĩa vụ.
Trên đây là dịch vụ tư vấn luật giao thông qua tổng đài, nếu bạn đang có vướng mắc về giao thông hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.