Hiện nay có rất nhiều loại hình lưu trú mới xuất hiện, đặc biệt tại những địa điểm du lịch bắt khách. Giới trẻ ngày nay muốn được cảm giác trải nhiệm nhiều hơn nên dần chuyển từ khách sạn sang những căn homestay ấm cúng. Chính vì vậy mà không ít nhưng căn homestay được mở ra.
Kinh doanh homestay là gì?
Kinh doanh homestay là hình thức kinh doanh lưu trú mới, được du nhập vào Việt Nam những năm gần đây. Homestay phần lớn xuất phát và được tận dụng từ những nguồn có sẵn, chủ nhà nếu muốn kinh doanh homestay cần phải có đầy đủ giấy phép và hoàn thành các thủ tục đăng ký homestay hợp pháp để có thể kinh doanh lĩnh vực này.
Homestay được xếp vào loại hình căn hộ du lịch. Căn cứ theo quy định của Luật Du Lịch 2017 thì dịch vụ này gồm các mô hình cơ sở sau:
-Khách sạn.
-Biệt thự du lịch.
-Căn hộ du lịch (homesay).
-Tàu thủy lưu trú du lịch.
-Nhà nghỉ du lịch.
-Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
-Bãi cắm trại du lịch.
-Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Điều kiện để xin đăng kí kinh doanh homestay
Trước khi cấp giấy phép hoạt động kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, công ty kinh doanh dịch vụ homstay, thì các cấp chính quyền tiến hành thẩm định và điều tra xem cơ sở kinh doanh có đủ điều kiện để xin cấp giấy phép kinh doanh homestay không? Vậy nên để được cấp giấy phép kinh doanh homestay, bạn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn dưới :

- Yêu cầu chung: Dễ tiếp cận, thuận tiện; Đảm bảo an ninh, an toàn; Xây dựng vững chắc; Thông thoáng, ánh sáng và chiếu sáng tốt; Có bảng tên đặt ở nơi dễ thấy
- Phải đảm bảo diện tích các phòng đủ không gian cho du khách. Tối thiểu phòng đơn phải rộng trên 8m2 còn phòng đôi 2 giường trở lên thì phải trên 10m2.
- Phải có đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi như giường, nệm, quạt, đèn điện cho phòng ngủ. Phòng tắm cần trang bị đầy đủ các vật dụng như khăn tắm, xà bông, bàn chải,….
- Phải có phương án phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn PCCC cho các phòng.
- Nhân viên phục vụ phải qua lớp tập huấn nghiệp vụ trừ trường hợp có bằng cấp, chứng chỉ.
- Người quản lý phải qua lớp tập huấn về quản lý lưu trú du lịch, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phải niêm yết được bảng giá cụ thể, để du khách có thể thuận tiện trong việc lựa chọn loại hình dịch vụ. Niêm yết giá còn là giải pháp để chống lại tình trạng chặt chém khách du lịch.
- Phải được cấp tất cả các giấy phép sau: Giấy phép kinh doanh, Phương án PCCC, Giấy đảm bảo an ninh trật tự, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm.

Thủ tục xin được cấp giấy phép kinh doanh homestay.
Xây dựng homestay trên đất nông nghiệp cần giấy phép gì? Hồ sơ đăng ký kinh doanh homestay, thủ tục đăng ký kinh doanh homestay, hướng dẫn đăng ký kinh doanh homestay, cách đăng ký kinh doanh homestay, xin giấy phép xây dựng homestay,hồ sơ xin được cấp giấy phép kinh doanh homestay 2022
Bước 1 :Gởi 1 bộ hồ sơ cho phòng đăng kí kinh doanh thuộc cơ quan cấp giấy chứng nhận. Đóng đầy đủ lệ phí của chứng từ.
Bước 2 :Khi đã tiếp nhận xong bộ hồ sơ, thì phòng đăng kí kinh doanh thuộc cơ quan cấp giấy chứng nhận sẽ thực hiện gửi đến bạn 01 biên nhận của bộ hồ sơ.
- Trường hợp khi hồ sơ bị sai sót hay cần phải thực hiện bổ sung thêm thì cơ quan tiếp nhận bộ hồ sơ của bạn sẽ phải báo cho bạn biết để sửa chữa hoặc bổ sung cho hợp lệ.
Sau 03 ngày sau bạn mang biên nhận đến phòng đăng kí kinh doanh thuộc cơ quan cấp giấy chứng nhận để được cấp giấy phép kinh doanh homestay.Nếu như hơn 3 ngày sau mà không có giấy phép kinh doanh homestay thì bạn được phép có quyền tiến hành khiếu nại.
Bước 4 :Khi đã hoàn thành xong thủ tục đề nghị cấp giấy phép thì cơ quan đăng ký kinh doanh của huyện sẽ thực hiện gửi bộ hồ sơ đến chi cục thuế để thực hiện hoàn thành các thủ tục với thuế dựa vào quy định theo nhà nước.

Đăng ký kinh doanh homestay ở đâu?
Trên đây là toàn bộ những quy định về thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh homestay 2022. Khi thực hiện toàn bộ quy trình này, chủ homestay mới có thể yên tâm bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, còn một vấn đề đặt ra nữa, đó chính là đăng ký kinh doanh ở đâu? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh homestay?
Do kinh doanh homestay là một loại hình kinh doanh nên sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, ở đây là Luật Doanh nghiệp năm 2020 (luật hiện hành). Theo đó, cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận thủ tục và cấp giấy phép kinh doanh là khác nhau, tùy thuộc vào tư cách của chủ thể có ý định kinh doanh homestay, cụ thể như sau:

- Nếu người nộp hồ sơ là hộ kinh doanh thì toàn bộ hồ sơ sẽ được nộp cho Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chủ homestay thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
- Nếu người nộp hồ sơ là doanh nghiệp thì hồ sơ sẽ được giải quyết tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (cấp tỉnh) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh. Các loại hình doanh nghiệp ở đây có thể là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Người có ý định đầu tư, kinh doanh homestay cần nhận thức rõ mình muốn kinh doanh dưới tư cách nào, là hộ kinh doanh hay là các loại hình doanh nghiệp để nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Như vậy sẽ tránh được trường hợp cơ quan nhà nước nhận hồ sơ, sau một thời gian thì trả lại hồ sơ vì không đúng thẩm quyền, sẽ kéo dài thời gian xin cấp giấy phép kinh doanh, gây những bất lợi không cần thiết đến hoạt động kinh doanh của chủ homestay.
Xem thêm >> Công chứng là gì? Những điều cần biết về công chứng và thủ tục làm công chứng.
Những loại giấy phép cần khi đăng kí kinh doanh homestay
2.1 Giấy phép kinh doanh
Tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, mỗi hộ kinh doanh homestay cần cử đại diện gửi Giấy đề nghị đăng ký cấp phép kinh doanh homestay tới Phòng đăng ký cấp huyện với đầy đủ các thông tin sau:
Đối với hộ kinh doanh.
Bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh homestay sẽ gồm một số thông tin sau:
Địa chỉ homestay, số điện thoại, địa chỉ mail và tên của hộ kinh doanh homestay.
Số CMND, chữ ký, họ và tên của người tiến hành lập ra hộ kinh doanh. (kèm theo bản sao của CMND).
Thông tin số lượng lao động được dùng khi hoạt động kinh doanh homestay.
Thông tin về mức vốn được dùng để hoạt động kinh doanh homestay.
Đối với việc thành lập công ty:
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh homestay sẽ bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty (doanh nghiệp tư nhân không cần văn bản này)
Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên công ty
Ngoài ra, với từng loại hình công ty thì sẽ có thể có thêm một số văn bản khác, như:
Danh sách thành viên (Công ty TNHH 2 TV trở lên)
Danh sách thành viên hợp danh (Công ty hợp danh)
Danh sách cổ đông (CTCP

2.2 Xin cấp chứng nhận Phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị quyết số 25/NQ-Cp ngày 02/06/2010, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 35/2003/NĐ-CP; Nghị định số 130/2006;Nghị định 79/2014/NĐ-CP:
“Các cá nhân, tổ chức không phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy như trước kia mà chỉ cần thông báo bằng văn bản Cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy cùng các tài liệu chứng minh đi kèm là có thể hoạt động ngay mà không cần chờ phản hồi từ phía cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.”
Theo Nghị định số 46/2012/NĐ-CP và Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định: Kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay bắt buộc cần có văn bản Cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Làm thủ tục kinh doanh homestay đừng quên: chứng nhận PCCC!
-Hồ sơ
Văn bản thông báo về Cam kết đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy” và văn bản Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.
Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy.
Phương án chữa cháy.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Cơ quan tiếp nhận: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ công an.

2.3 Xin cấp chứng nhận An ninh trật tự
Căn cứ vào Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do Chính phủ ban hành thì:
Hồ sơ xin cấp chứng nhân an ninh trật tự
Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ hộ gia đình kinh doanh chưa được cấp giấy chứng nhận này); Chứng nhận đầu tư/ đăng ký hoạt động (đối với chi nhánh doanh nghiệp)/đăng ký thuế (đối với các tổ chức sự nghiệp có thu)
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy
Bản khai lý lịch của những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này (có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp). Nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản khai nhân sự, bản photocopy hộ chiếu, bản photocopy thẻ cư trú (xuất trình bản chính để kiểm tra)
2.4 Đăng kí xếp thứ hạng
Ngoài giấy phép kinh doanh, một thủ tục pháp lý mà chủ kinh doanh cũng nên lưu ý là việc công nhận xếp hạng do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp. Đây là chứng nhận giúp tăng tính chuyên nghiệp, độ tin tưởng và hỗ trợ quảng bá chất lượng cho homestay.
Hồ sơ đăng kí xếp thứ hạng
Đơn đề nghị Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch (Tham khảo phụ lục 1 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL).
Bảng biểu đánh giá chất lượng homestay.
Danh sách quản lý và nhân viên homestay (Tham khảo phụ lục 2 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL).
Bản sao công chứng giấy phép đăng kí KD.
Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ của người quản lý Homestay.
Giấy xác nhận cam kết tuân thủ điều kiện về phòng chống cháy nổ.
Biên lai nộp lệ phí thẩm định.
Xem thêm >> Thuế thu nhập cá nhân là gì? Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2021.
Dịch vụ xin giấy phép Luật Hoàng Đế
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Hoàng Đế, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Phương Thức Liên Hệ.
HOÀNG ĐẾ – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003
Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com