Không cho thăm con sau khi ly hôn là hành vi vi phạm quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Vậy cần làm gì khi quyền thăm con bị ngăn cản, người ngăn cản người có quyền thăm con sẽ bị xử lý như thế nào? Mời quý độc giả tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn đối với con cái
không cho thăm con sau khi ly hôn
Người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì:
- Cha, mẹ người mà không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ người mà không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, sau khi ly hôn người chồng hoàn toàn có quyền thăm non con mà không ai được cản trở.
Người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con với người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì:
- Cha, mẹ người mà trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy người vợ không được phép cản trở người chồng thăm non con sau khi ly hôn.
Xem thêm >> Đấu giá tài sản là gì? Những quy định mới nhất mà bạn cần biết về đấu giá tài sản.
Không cho thăm con sau khi ly hôn?
Vi phạm quyền thăm con
Người không trực tiếp nuôi con nếu không bị Toà án hạn chế quyền thì có quyền không hạn chế đối với việc thăm nom con cái. Người trực tiếp nuôi con không có quyền ngăn cản việc gặp mặt, thăm nom con của người kia nếu việc thăm nom con không cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con.

Quyền thăm con bị Toà án hạn chế
Quyền thăm con bị hạn chế bằng quyết định của Toà án khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tán tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;
Trong từng trường hợp cụ thể, Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân tổ chức theo quy định tại Điều 86 Luật HNGĐ để ra quyết định không cho cha, mẹ, trông nom, chăm sóc, quản lý tài sản của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con tối đa 5 năm.
Xem thêm >> Công chứng là gì? Những điều cần biết về công chứng và thủ tục làm công chứng.
Không cho thăm con sau ly hôn – phạm luật?
Sau khi ly hôn, ngoài tài sản thì vấn đề nuôi và thăm con cũng trở thành cuộc chiến thật sự giữa hai vợ chồng. Việc để con cho ai nuôi, việc thăm nom con thế nào thật sự gây tranh cãi rất lớn.

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau ly hôn do hai bên vợ chồng tự mình thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được sẽ do Tòa án chỉ định.
Khi đó, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Đồng thời, người này cũng có quyền được thăm con mà không ai cản trở.
Ngoài ra, Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng nói rõ:
Người được trực tiếp nuôi con không được phép cản trở, ngăn cấm việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại.
Lưu ý là: Dù được phép và không bị ngăn cấm nhưng người không trực tiếp nuôi con vẫn có thể bị hạn chế quyền thăm con nếu việc đó gây ảnh hưởng xấu đến con như:
– Phá tan tài sản của con
– Có lối sống đồi trụy, ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục con
– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội
Như vậy, có thể khẳng định, việc không cho thăm con sau ly hôn là vi phạm pháp luật. Chỉ khi có quyết định hạn chế quyền thăm nom con thì người trực tiếp nuôi con mới được ngăn cản việc thăm con này.
Không cho thăm con sau khi ly hôn xử lý thế nào?
Thưa Luật sư. Tôi vừa ly hôn với vợ tôi, vợ tôi là người nuôi con. Sau khi ly hôn xong vợ tôi không cho tôi gặp con. Vậy tôi phải làm sao thưa Luật sư ? Cảm ơn!
Trong phần nội dung này chúng tôi xin giải đáp thắc mắc về vấn đề không cho thăm con sau khi ly hôn xử lý thế nào? trong phần mục này theo quy định pháp luật hiện hành.

Theo căn cứ tại quy định của điều 82, điều 83 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người cha, mẹ mà trực tiếp nuôi con và không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“ Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Như vậy, ở quy định mà chúng tôi đã trích dẫn bên trên thì sau khi ly hôn người mà không trực tiếp nuôi con vẫn có thể đến thăm nom con mà không ai có quyền cản trở. Đối với cha, mẹ mà trực tiếp nuôi con, đồng thời các thành viên khác trong gia đình cũng không được cản trở người mà không trực tiếp nuôi con khi chăm sóc, thăm nom và giáo dục con.
Nếu có các hành vi vi phạm trên sẽ bị xử phạt hành chính, căn cứ theo điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“ Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
2 cách giành quyền thăm con khi bị không cho thăm con sau khi ly hôn
Việc ngăn cản không cho cha/mẹ gặp con là một trong những hành vi bạo lực gia đình được nêu tại Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007.
Theo đó, hành vi ngăn cản quyền thăm nom giữa cha mẹ và con bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Bởi vậy, để được thăm con khi bị cản trở thì người bị ngăn cản có thể thực hiện các cách sau đây:

1/ Thỏa thuận. Đối với yêu cầu ly hôn của vợ chồng, trước hết Tòa án sẽ dựa vào sự thỏa thuận của hai người để giải quyết. Do đó, việc đầu tiên khi muốn giải quyết vấn đề này là đạt được sự thỏa thuận của hai bên.
2/ Nếu không thể thỏa thuận được thì có thể khởi kiện để yêu cầu người đang trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ của mình là không được ngăn cản, cấm đoán người không trực tiếp nuôi con.
Ngoài ra, nếu có căn cứ chứng minh người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người bị ngăn cản có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Dịch vụ xin giấy phép Luật Hoàng Đế
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Hoàng Đế, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Phương Thức Liên Hệ.
HOÀNG ĐẾ – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003
Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com