Đất xen kẹt là loại đất xen lẫn giữa khu dân cư, đây là loại đất có giá khá rẻ nên nhiều người muốn mua loại đất này. Để có quyết định sáng suốt người dân cần biết một số quy định dưới đây.
Đất xen kẹt là gì?
Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại thành 03 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Mỗi nhóm đất có từng loại đất cụ thể nhưng không có loại đất nào có tên gọi là đất xen kẹt.
Mặc dù pháp luật không quy định nhưng trên thực tế thuật ngữ “đất xen kẹt” được sử dụng khá phổ biến tại khu vực đô thị, nhất là những thành phố lớn.
Thông qua thực tiễn thì đất xen kẹt chủ yếu được hiểu là đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư (xen lẫn với đất ở) hoặc diện tích đất còn dư sau quy hoạch.
Đặc điểm của loại đất này là nằm giữa khu dân cư nên thửa đất thường có diện tích không lớn. Đất xen kẹt trên thực tế chủ yếu là đất vườn, đất trồng cây hàng năm khác, đất ao hoặc các loại đất nông nghiệp khác mà hiện nay không còn sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

Tóm lại, đất xen kẹt là cách gọi phổ biến của người dân, có vị trí xen lẫn giữa các thửa đất ở trong khu dân cư tại khu vực đô thị và thông thường thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Đất xen kẹt có được cấp Sổ đỏ không?
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận lần đầu
Căn cứ Điều 100, 101 Luật đất đai năm 2013 và Điều 20, 21, 22, 23, 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tùy thuộc vào từng thửa đất cụ thể mà cần đáp ứng các điều kiện khác nhau để được cấp Giấy chứng nhận. Mặc dù vậy, điều kiện cấp Giấy chứng nhận vẫn được chia thành 02 nhóm như sau:
Nhóm 1: Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Nhóm 2: Đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (chủ yếu rơi vào nhóm này).

Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
– Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (nếu có).
Ngoài ra, trên thực tế trong một số trường hợp cần giấy xác nhận của UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất về việc thửa đất phù hợp quy hoạch, sử dụng ổn định, không có tranh chấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã
– Đối với địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
– Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết
Giai đoạn này, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc theo nhiệm vụ để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
Đối với người sử dụng đất chỉ cần nhớ nghĩa vụ của mình đó là thực hiện nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận…). Khi nhận được thông báo nộp tiền thì nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và lưu giữ biên lai, chứng từ để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Bước 4: Trả kết quả

Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Không tính thời vào thời gian này các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Có được xây nhà trên đất xen kẹt không?
Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:
“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.”
Như vậy, nếu đất xen kẹt không phải là đất ở thì không được phép xây dựng nhà ở. Khi không phải là đất ở nhưng muốn xây dựng nhà ở thì trước tiên phải xin chuyển mục đích sử dụng sang đất ở.
Sau khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì hộ gia đình, cá nhân phải xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ (nếu đất xen kẹt thuộc khu vực đô thị).

Kết luận: Đất xen kẹt vẫn được cấp Sổ đỏ nếu đủ điều kiện cấp theo quy định; chỉ được phép xây dựng nhà ở nếu là đất ở và phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công (đối với thửa đất thuộc khu vực đô thị).
Đất xen kẹt có giá tương đối thấp so với các thửa đất ở bên cạnh nhưng người dân nếu có ý định nhận chuyển nhượng loại đất này cần hết sức lưu ý vì hiện nay pháp luật chỉ cho phép chuyển nhượng khi có Giấy chứng nhận; trường hợp thửa đất xen kẹt là đất nông nghiệp để được xây dựng nhà ở phải mất 2 lần làm thủ tục (kèm theo chi phí): (i) khi cấp Giấy chứng nhận (làm Sổ đỏ, Sổ hồng); (ii) khi xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Lưu ý khi mua bán đất nông nghiệp xen kẹt
Thông thường những loại đất nông nghiệp xen kẹt thì không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên việc chuyển nhượng thường thông qua hình thức viết tay.
Do đó, khi mua bán (chuyển nhượng) cần lưu ý những nội dung sau:
+ Ký kết các Hợp đồng đặt cọc, Hợp đồng chuyển nhượng đầy đủ chữ ký của các bên liên quan. Ví dụ: đất của vợ chồng thì phải có chữ ký của cả hai vợ chồng, đất của hộ gia đình thì phải có chữ ký của các thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Ngoài chữ ký của các bên liên quan, cần có thêm chữ ký của những người làm chứng (nên là tổ trưởng tổ dân phố, người thân thích của bên bán, hoặc những người có uy tín).

+ Khi chuyển tiền mua bán đất, nên chuyển qua tài khoản ngân hàng (nêu rõ nội dung chuyển khoản) hoặc đưa tiền mặt phải có xác nhận của bên bán về việc đã nhận đủ số tiền.
+ Nên thực hiện việc bàn giao thực địa đất, nhà và lập thành văn bản (có chữ ký của bên mua, bên bán, người làm chứng), nêu rõ ranh giới, mốc giới và đặc điểm của thửa đất, nhà.
+ Sau khi mua nên tiến hành chiếm dụng trên thực tế (làm vườn, dựng lán, lều…) để tránh trường hợp bên bán lại bán tiếp cho người khác.
Xem thêm >> Dịch vụ Luật sư tư vấn Luật Hôn Nhân Gia Đình miễn phí.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất xen kẹt sang đất ở
Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng từ đất xen kẹt sang đất ở
Để thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất xen kẹt sang đất ở, chủ sở hữu cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn từ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc giấy tờ chứng thực quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Chứng minh thư hoặc căn cước công dân, bản sao hộ khẩu thường trú của người xin chuyển đổi mục đích.
- Một số trường hợp quy định có giấy xác nhận đất không tranh chấp, phù hợp với mục đích sử dụng.

Nộp hồ sơ chuyển đổi
Hồ sơ chuyển đổi đất cần nộp trực tiếp tại phòng Tài Nguyên Và Môi Trường cấp huyện nếu trong trường hợp địa phương chưa có bộ phận một cửa để tiếp nhận.
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ chuyển đổi
Khi hồ sơ được tiếp nhận đầy đủ, phòng Tài Nguyên Và Môi Trường sẽ tiến hành thẩm định, xác thực nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Kế đến sẽ thông báo cho người thực hiện chuyển đổi nộp tiền sử dụng đất. Sau đó trình UBND cấp huyện để xin quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng, cập nhật số liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Trong trường hợp thủ tục hồ sơ thiếu sót hoặc không hợp lệ, phòng Tài Nguyên Và Môi Trường sẽ thông báo đến người thực hiện chuyển đổi trong vòng 3 ngày làm việc để hướng dẫn, bổ sung giấy tờ hợp lệ.

Trả kết quả chuyển đổi
Phòng Tài Nguyên Và Môi Trường sẽ trả kết quả trong thời gian làm việc không quá 15 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ và không quá 25 ngày đối với khu vực vùng sâu, vùng xa. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành trao quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất xen kẹt sang đất ở cho người thực hiện.
Lưu ý, thời gian xét duyệt không bao gồm ngày lễ, ngày nghỉ hay thời gian thực hiện nghĩa vụ hành chính của người thực hiện xin chuyển đổi đất.
Chi phí thực hiện chuyển đổi
Khi thực hiện mục đích chuyển đổi đất xen kẹt, người thực hiện cần đáp ứng các khoản phí có liên quan như: phí thẩm định hồ sơ, phí trước bạ, phí thủ tục chuyển đổi, phí cấp giấy, phí sử dụng đất. Khi có thông báo của cơ quan thuế, người thực hiện cần chấp hành nghĩa vụ tài chính.
Xem thêm >> Dịch vụ là gì? Những điều bạn cần phải biết về dịch vụ.
Dịch vụ xin giấy phép Luật Hoàng Đế
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Hoàng Đế, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Phương Thức Liên Hệ.
HOÀNG ĐẾ – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003
Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com