Quản lý đất nghĩa trang là một dạng quản lý đặc biệt mang tính văn hóa tâm linh sâu sắc do cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, đảm bảo vệ sinh môi trường, thỏa mãn nhu cầu về việc an táng của nhân dân. Chúng tôi sẽ tư vấn về đất làm nghĩa trang. quy định về sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất nghĩa trang, nghĩa địa là gì?
Theo quan niệm dân gian,nghĩa trang, nghĩa địa là nơi tập kết; chôn cất con người sau khi chết. Đất nghĩa trang, nghĩa địa là đất sử dụng phục vụ cho mục đích chôn cất, an táng cho người đã khuất.
Dưới góc độ pháp luât đất đai, đất nghĩa trang, nghĩa địa là đất được quy hoạch bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích sử dụng là làm nghĩa trang, nghĩa địa.

Từ những góc độ trên, bạn đọc cần lưu ý; Trên thực tế, rất nhiều địa bàn trên cả nước vẫn tồn tại những khu đất nghĩa trang; nghĩa địa tự phát; do người dân lập lên mà không phải hình thành nên từ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .
Hiện nay, nhà nước ta vẫn luôn nghiêm cấm các hành vi lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Xem thêm >> Dịch vụ là gì? Những điều bạn cần phải biết về dịch vụ.
Điều kiện để sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa?
Theo quy định tại Điều 162 Luật đất đai 2013 thì việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Phải quy hoạch thành khu tập trung;
– Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất;

– Xa khu dân cư;
– Thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng;
– Hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.
Luật cũng quy định nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ sở pháp lý về quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa
Quản lý đất nghĩa trang là một dạng quản lý đặc biệt mang tính văn hóa tâm linh sâu sắc do cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, đảm bảo vệ sinh môi trường, thỏa mãn nhu cầu về việc an táng của nhân dân và giữ được những phong tục tập quán tốt, văn minh, hiện đại. Sử dụng đất nghĩa trang là việc dùng quỹ đất để táng người đã chết (để xây các mộ phần, khu lưu trữ tro) và xây dựng các công trình phục vụ việc táng (nhà tang lễ, đài tưởng niệm, nhà hỏa táng, đường, hệ thống xử lý rác, nước thải,…). Việc táng người đã chết được tích tụ từ đời này qua đời khác, nếu không được quy hoạch và sử dụng một cách hợp lý thì việc lãng phí đất, ô nhiễm môi trường là tất yếu và nguy cơ thiếu đất cho người đang sống là điều dễ xảy ra trong tương lai không xa. Trong khi đó, quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, quỹ đất đòi hỏi phát triển đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp cũng theo đó mà tăng theo thời gian, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp và diện tích đất dành cho nghĩa trang, nghĩa địa cũng bị ảnh hưởng, phải di dời sang vị trí khác, hoặc phải quy hoạch tập trung trên một diện tích nhỏ hơn. Do vậy, nếu thiếu sự quan tâm cần thiết về mặt áp dụng pháp luật liên quan, công tác quản lý bị buông lỏng sẽ dẫn tới việc sử dụng đất nghĩa trang bừa bãi, tạo nên rào cản không đáng có cho sự phát triển kinh tế – xã hội và gây ra những bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân.

Trên cơ sở quy định tại Điều 162 Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về Xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng đã quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa. Theo đó, tất cả các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch, việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường. Việc đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được khuyến khích nhằm phục vụ cho nhiều địa phương, việc sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm góp phần tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng, việc quản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường.
Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 cũng quy định về việc táng được thực hiện trong các nghĩa trang, theo đó, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của UBND các cấp theo phân cấp của UBND cấp tỉnh. Đồng thời, việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại. Vấn đề vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng luôn được chú trọng và yêu cầu thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
Xem thêm >> Dịch vụ Luật sư tư vấn Luật Hôn Nhân Gia Đình miễn phí.
Đất nghĩa trang có được cấp sổ đỏ hay không?
Trên thực tế hiện nay, có rất nhiều các loại đất với mục đích sử dụng khác nhau đã được nhà nước ta công nhận và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Tuy nhiên trong số đó, cũng có một số trường hợp mà pháp luật đất đai quy định không cấp Giấy chứng nhận.
Theo đó, các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định chi tiết tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

- Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý
- Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Tổ chức, UBND xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông; công trình dẫn nước; nghĩa trang, nghĩa địa,…. không nhằm mục đích kinh doanh
- ……………..
Như vậy có thể thấy rằng, hiện nay; đất được nhà nước giao cho các tổ chức; ủy ban nhân dân cấp xã dưới hình thức không thu tiền sử dụng đất được sử dụng vào mục đích xây dựng nghĩa trang; nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Điều này cũng có nghĩa rằng, đối với những doanh nghiệp đầu tư dự án xây dựng tại khu vực đất đai quy hoạch làm nghĩa trang nghĩa địa, nhằm phục vụ mục đích kinh doanh thì vẫn sẽ được cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, đối với phần đất nghĩa trang; nghĩa địa tự phát của người dân mà không nằm trong quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất của nhà nước làm đất nghĩa trang; nghĩa địa và người sử dụng đất ở khu vực đó đáp ứng được các yêu cầu về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì vẫn được cấp giấy.
Thông thường những khu nghĩa địa; nghĩa trang thường tự phát trên những khu vực đất mà nhà nước chưa có kế hoạch sử dụng; và công tác thanh tra kiểm tra không được thường xuyên và kĩ lưỡng.
Hiện nay nhằm đảm bảo nhu cầu về đời sống, sản xuất cho người dân; đối với một số TH người sử dụng đất có vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01/07/2014; nhà nước ta vẫn xem xét việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất
Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định về việc xử lý; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình; cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 đối với đất chưa sử dụng tại Khoản 3 điều 22 như sau:
Như vậy trong trường hợp người sử dụng đất sử dụng đất ở khu vực nghĩa trang nghĩa địa tự phát trước ngày 01/07/2014 và theo quy hoạch đến nay không thuộc các trường hợp quy định tại điều 61 và 62 Luật đất đai theo điểm a khoản 3 điều 22 thì có thể được nhà nước xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đất nghĩa địa có thể chuyển mục đích sử dụng đất không?
Thứ nhất, đất nghĩa địa được giao cho cá nhân không thu tiền sử dụng đất
Theo quy định tại khoản 2 điều 54 Luật đất đai 2013
“Điều 54. Giao đất không thu tiền sử dụng đất, Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này”.

Chuyển mục đích sử dụng đất được hiểu là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép hoặc việc đăng ký biến động đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. và Đối với trường hợp này đất nghĩa địa không được phép chuyển nhượng và cũng không được phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. vì đặc thù của của loại đất này nên theo quy định của pháp luật thì đất nghĩa địa không được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, đối với đất nghĩa địa được giao có thu tiền cho tổ chức kinh tế theo quy định tại khoản 4 Điều 55 Luật đất đai 2018
“Điều 55. Giao đất có thu tiền sử dụng đất
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
4. Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng”.
Trường hợp này đất nghĩa trang, nghĩa địa có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
Khi chuyển mục đích sử dụng đất sẽ tính 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở quy định tại điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP:
“Điều 5. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

1. Đối với tổ chức kinh tế:
a) Chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở; chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất nghĩa trang, nghĩa địa thì thu 100% tiền sử dụng đất theo giá của loại đất sau khi chuyển mục đích”.
Như vậy, có thể chuyển mục đích sử dụng đất chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất nghĩa trang, nghĩa địa thì thu 100% tiền sử dụng đất theo giá của loại đất sau khi chuyển mục đích theo quy định của luật đất đai và các văn bản khác có quy định về vấn đề này., Theo đó thì các cá nhân hay tổ chức kinh tế muốn chuyển mục đích sử dụng đất cần làm các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành.
Dịch vụ xin giấy phép Luật Hoàng Đế
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Thiên Minh, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Phương Thức Liên Hệ.
HOÀNG ĐẾ – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003
Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com