Chế tài là một trong những khái niệm thường xuyên được áp dụng ở một góc độ nào đó nó được xem là một trong những biện pháp áp dụng mang tính bắt buộc đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. Luật sư phân tích một số góc nhìn pháp lý về khái niệm chế tài theo quy định pháp luật hiện nay:
Khái niệm, cách hiểu về chế tài
Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành một quy phạm pháp luật.
Chế tài là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lí khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung được ghi trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật. Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự… Việc áp dụng chế tài cũng phụ thuộc vào những đặc điểm của lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ, căn cứ vào tính chất của hành vi phạm pháp, mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan (có ý nghĩa đối với việc tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng chế tài). Chế tài gồm có các hình thức: chế tài trừng trị (trong lĩnh vực hình sự), chế tài khôi phục trạng thái pháp lí ban đầu (trong lĩnh vực hành chính, dân sự), chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm (trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự) và chế tài vô hiệu hoá.
Chế

tài là bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật; bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Chế tài thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật và có tác dụng phòng ngừa, giáo dục để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh… trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể.
Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự…
Như vậy, khái niệm chế tài là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng. Đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự. Đã được nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.
Nguồn gốc và ý nghĩa của từ chế tài ?
Ngày nay, chúng ta thường hay nhắc đến chế tài hình sự, chế tài dân sự, “cần có chế tài xử lý hành vi” nào đó, … Vậy CHẾ TÀI là gì ? Nó có ý nghĩa như thế nào và được sử dụng trong các trường hợp nào ? Bài viết này sẽ phân tích từ chế tài dưới góc độ lịch sử ngôn ngữ, nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về ý nghĩa và các trường hợp sử dụng thuật ngữ “chế tài”.
Về mặt lý luận, theo quan điểm của các luật gia thuộc hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, chế tài là một bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật. Trong đó, quy phạm pháp luật bao gồm phần giả định (hypothesis), quy định (disposition) và chế tài (sanction). Chế tài trong tiếng Nga được viết là Санкция (phiên âm Sanktsiya – cùng gốc với từ sanction trong tiếng Anh), từ này có nghĩa đen là sự trừng phạt. Như vậy có thể hiểu chế tài ở đây chính là sự trừng phạt của pháp luật đối với hành vi vi phạm.

Từ sanction gốc Latin là SANCTIO, từ động từ sancrire, nghĩa là “thiết lập một luật lệ”. Chính vì thế, từ sanction có nghĩa cổ là một luật hoặc sắc lệnh, chủ yếu được sử dụng trong hệ thống luật của nhà thờ, chỉ sắc lệnh của giáo hội. Từ tầng nghĩa cổ này, Санкция trong tiếng Nga hay “sanction” trong tiếng Anh và tiếng Pháp hiện nay đồng thời cũng mang nghĩa là sự phê chuẩn, chuẩn y một đạo luật.
Sanction có nghĩa phổ biến là “sự trừng phạt, hình phạt”, từ đây, nhiều tầng nghĩa phái sinh và được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh pháp lý khác nhau như : chỉ hậu quả tất yếu của một hành vi, xử phạt vi phạm hành chính (Pháp), hay hậu quả pháp lý của việc không tuân theo quy định pháp luật…Trong công pháp quốc tế, từ này chỉ những “biện pháp trừng phạt” mà một quốc gia hoặc cộng đồng quốc tế áp dụng lên một quốc gia khác. Nói tóm lại, trong ngữ cảnh pháp lý, thuật ngữ “sanction” có nội hàm chỉ hậu quả mà hành vi vi phạm dẫn đến, thường là biện pháp xử lý nào đó hoặc hình phạt áp dụng.
Tuy nhiên vì sao khi diễn dịch khái niệm này sang tiếng Việt, từ “chế tài” lại được sử dụng mà không phải là “hình phạt” hay “sự trừng phạt” ?
Chế tài là một từ hán việt với cách viết hán tự là 制裁. Trong đó, chữ chế (制) nghĩa là phép gì đã đặt nhất định rồi và phải tuân theo (như pháp chế), làm ra (như chế tạo), ngoài ra còn có một nghĩa cổ liên quan đó là lời của vua nói (như chế thư, chế sách).
Chữ tài (裁) lại mang rất nhiều nghĩa khác nhau như cắt may, giảm bớt, xét định, quyết đoán… 2 chữ này khi ghép lại có một nghĩa đen là sửa đổi cắt xén cho đúng kích thước. Theo quan điểm của tác giả, nghĩa đen này giống như mục đích của sự trừng phạt – đó là xử lý và ngăn ngừa các hành vi vi phạm nhằm giữ đúng khuôn khổ và trật tự mà pháp luật đặt ra. Các biện pháp xử lý hành vi vi phạm được cân nhắc, đong đếm và đưa vào quy định cụ thể, tạo nên khuôn phép trong ứng xử cho người dân.
Theo chúng tôi, đây là một điểm thú vị của ngôn ngữ, tính đa nghĩa của hán tự giúp các từ ngữ có một nội hàm rộng và bao quát được vấn đề hơn, đồng thời cũng diễn tả được ý nghĩa của khái niệm. Bởi nếu sử dụng “hình phạt” hay “sự trừng phạt”, rõ ràng vẫn chưa thể diễn tả hết được nội hàm khái niệm “sanction” như đã phân tích ở trên.
Chế tài được áp dụng khi nào ?
Mặc dù là công cụ cần thiết để đảm bảo các chủ thể trong mỗi tình huống cần tuân theo những quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc áp dụng các chế tài cũng cần căn cứ từng trường hợp cụ thể. Việc áp dụng chế tài cũng phụ thuộc vào nhưng đặc điểm của lợi ích và pháp luật cần bảo vệ.
Chế tài gồm có các hình thức:

+ Chế tài trừng trị ( trong lĩnh vực hình sự)
+ Chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu (trong lĩnh vực hành chính, dân sự)
+ Chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm ( trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự)
+ Chế tài vô hiệu hóa.
Những hình thức này được căn cứ vào tính chất của hành vi phạm pháp. Mức độ thiệt hại và những vấn đề khác khi có liên quan đối với việc tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng chế tài
Chế tài là bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật. Nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Chế tài thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Và có tác dụng phòng ngừa giáo dục để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước trong mọi lĩnh vực: Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, Quốc phòng, An ninh …. Trong từng giai đoạn cụ thể.
Một số loại chế tài thường gặp ?
+ Chế tài hành chính: Là những hậu quả pháp lý khi chủ thể vi phạm những quy định trong pháp luật về hành chính. Bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính (giả định, quy định, chế tài). Xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức. Có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Chế tài hình sự: Là những hậu quả về pháp lý khi chủ thể vi phạm những điều được quy định trong luật hình sự. Chế tài hình sự là bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự. Xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự đó. Chế tài được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự và được áp dụng với người thực hiện hành vi phạm tội.

+ Chế tài dân sự: Hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ thực hiện. Thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự. Chế tài dân sự thường liên quan đến tài sản (buộc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận…).
Hoặc có thể là những biện pháp chế tài khác (buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai…).
+ Chế tài thương mại: Chế tài thương mại là hậu quả được áp dụng cho bên vi phạm. Khi có những hành vi vi phạm xảy ra trong giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại. Chế tài này còn được gọi là chế tài hợp đồng. Khi một bên chủ thể vi phạm các quy định về thương mại được quy định trong Luật Thương mại 2005 và các quy định khác có liên quan. Sẽ bị áp dụng các chế tài được quy định tại Điều 292, Luật thương mại 2005.
Dịch vụ xin giấy phép Luật Thiện Minh
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Thiên Minh, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Phương Thức Liên Hệ.
THIỆN MINH – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003
Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com