Toàn dân thực hiện quyền năng chủ sở hữu đất đai thông qua tổ chức đại diện do họ lập ra là Nhà nước. Vậy. chế độ sở hữu toàn dân có điểm gì cần thiết và phù hợp với chế độ Nhà nước Việt Nam? Chính sách thực thi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai như thế nào cho hiệu quả trong pháp luật Đất đai?
Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm pháp lý gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai.
Sở hữu toàn dân về đất đai được đề cập cụ thể trong Luật đất đai năm 2013 như sau:
1) Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

2) Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau: quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; định giá đất;
3) Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai như sau: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại;
4) Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Sơ lược về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai là khái niệm dùng để chỉ 1 hình thức sở hữu đối với đất đai mà trong đó toàn dân là chủ thể. Với chế độ sở hữu này, tất cả công dân của một quốc gia đều là chủ thể được công nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai thông qua hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tạo cơ sở pháp lý cho mọi người có quyền sở hữu về đất đai một cách bình đẳng.

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh…đều thuộc sở hữu toàn dân”. Các bản hiến pháp sau này đều tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Cụ thể: Điều 53 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy định: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Điều 197 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Trên cơ sở đó, Điều 4, Luật Đất đai 2013 ghi nhận: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Như vậy, chế độ sở hữu toàn dân được ghi nhận lần đầu tiên vào Hiến pháp năm 1980. Đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật từ Hiến pháp, bộ luật, luật đều khẳng định, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Vậy, trong giai đoạn hiện nay, chế độ sở hữu đó có còn phù hợp hay không? Để trả lời câu hỏi này bài viết cần làm rõ 3 vấn đề: Một là, cơ sở để xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; Hai là, quyền của người sử dụng đất theo quy định hiện hành có đáp ứng được nhu cầu trong giao dịch, đáp ứng những mong muốn của người sử dụng đất trong quan hệ pháp luật về đất đai; Ba là, những vấn đề tồn tại nổi cộm thuộc về tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về đất đai hay thuộc về khuyết nhược của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai để góp phần khẳng định chế độ sở hữu này vẫn còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Sự hình thành chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Mặc dù các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định rằng việc tiến hành quốc hữu hoá đất đai là một tất yếu khách quan. Song các ông cũng chỉ ra rằng không thể xoá bỏ ngay lập tức chế độ tư hữu về ruộng đất; việc xoá bỏ chế độ này phải là một quá trình lâu dài. Theo Ph. Ăngghen: “Liệu có thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được không? Trả lời: Không, không thể được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu. Cho nên, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đang có tất cả những triệu chứng là sắp nổ ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo”.Quan điểm thu hồi hết ruộng đất của đế quốc, phong kiến làm của công, thực hiện quyền ruộng đất về Nhà nước (cấm mua, bán ruộng đất) là tiền đề quan trọng và là nền tảng của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở nước ta trong giai đoạn này;

– Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền nhân dân tuyên bố bãi bỏ các luật lệ về ruộng đất của chế độ cũ;
– Năm 1946, Hồ Chủ tịch kí sắc lệnh về giảm tô; bãi bỏ thuế thổ trạch ở thôn quê;
– Năm 1953, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua Luật cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của địa chủ, phong kiến, cường hào… chia cho nông dân, thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”;
– Tiếp đó, Hiến pháp năm 1959 quy định: “Nhà nước chiểu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đẩt và các tư liệu sản xuất khác của nông dân…” (Điều 14);
– Trong những năm 1960, miền Bắc thực hiện phong trào “hợp tác hoá” vận động nông dân đóng góp ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác vào làm ăn tập thể trong các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, ở giai đoạn này, Hơn nữa, hiện nay trong điều kiện nước ta “mở cửa”, chủ động hội nhập từng bước vững chắc vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì việc xác lập hình thức sở hữu toàn dân về đất đai là một trong những phương thức nhằm góp phần củng cố và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Về phương diện lịch sử, ở nước ta hình thức sở hữu nhà nước về đất đai (đại diện là nhà vua ở các nhà nước phong kiến) đã xuất hiện từ rất sớm và tồn tại trong suốt chiều đài lịch sử phát triển của dân tộc. Sự ra đời hình thức sở hữu đất đai này xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm giành và giữ nền độc lập dân tộc. Đạo lí của việc bảo vệ, giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc chính là bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia chống lại mọi hình thức xâm lược của ngoại bang. Mặt khác, việc xác định và tuyên bố đất đai thuộc về Nhà nước mà đại diện là nhà vua còn mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt đối với các nước láng giềng và với các nước khác trên thế giới. Ở khía cạnh khác, nghề ữồng lúa nước ra đời và tồn tại hàng nghìn năm ở nước ta và được sử dụng hợp lí bảo đảm nuôi sống nói chung, bảo đảm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của xã hội nói riêng đổi với đất đai. Bên cạnh đó, trong giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước hiện nay thì việc xác lập hình thức sở hữu toàn dân về đất đai sẽ tạo ưu thế và thuận lợi cho Nhà nước trong việc sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích chung của toàn xã hội.
Xem thêm >> Pháp nhân là gì? Những quy định bạn cần biết về pháp nhân.
Các nguyên tắc cơ bản về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Theo Hiến pháp 2013 và Điều 4 Luật đất đai 2013:
2. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật.
Quy định tại mục 1, mục 2 chương II luật đất đau về quyền của nhà nước đối với đất đai
3. Ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp.
Theo Điều 6 Luật đất đai quy định về nguyên tắc sử dụng đất.
4. Sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm.
5. Thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai.
Xem thêm >> Chế tài là gì? Những điều bạn cần biết về chế tài.
Dịch vụ xin giấy phép Luật Hoàng Đế
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Hoàng Đế, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Phương Thức Liên Hệ.
HOÀNG ĐẾ – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003
Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com