Chế độ pháp lý nhóm đất phi nông nghiệp. Nhóm đất phi nông nghiệp được hiểu bao gồm các loại đất không sử dụng vào mục đích nông nghiệp như trồng cây lâu năm; trồng rừng sản xuất; trồng rừng phòng hộ; trồng rừng đặc dụng; nuôi trồng thuỷ sản; làm muối và đất nông nghiệp khác.
Loại đất nào được xác định là đất nông nghiệp
Nhóm đất phi nông nghiệp được Luật đất đai năm 2013 quy định gồm các loại đất sau: (quy định tại Điều 10)
“Điều 10. Phân loại đất
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở”.
Cụ thể các quy định về từng loại đất được quy định từ Điều 143 đến Điều 163. Nội dung của các quy định này bạn có thể tự tham khảo trong Luật đất đai năm 2013.

Quy định chuyển nhượng đất phi nông nghiệp
Điều kiện chuyển nhượng đất phi nông nghiệp
Về cơ bản điều kiện chung để có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất phi nông nghiệp cụ thể như sau:
– Người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất dự định chuyển nhường trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 186 và Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai năm 2013.
– Miếng đất dự định chuyển nhượng không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
– Mảnh đất dự định chuyển nhượng phải nằm trong thời hạn sử dụng đất.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thực hiện việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hiệu lực bắt đầu từ khi làm thủ tục đăng ký vào sổ địa chính.

Hồ sơ chuyển nhượng đất phi nông nghiệp
Hai bên thực hiện việc giao dịch chuyển nhượng đất sẽ cùng nhau chuẩn bị 1 bộ hồ sơ có đầy đủ các loại giấy tờ đã được công chứng, chứng thực như sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (2 bản có chứng thực);
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng (giấy xác nhận tình trạng hôn nhân);
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;
– Tờ khai lệ phí trước bạ;
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
– Tơ khai đăng ký thuế;
– Sơ đồ vị trí nhà đất.
Hồ sơ này được người sử dụng đất nộp tại Văn phòng Tài nguyên và Môi trường.

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Không phải trường hợp nào người sử dụng đất cũng phải nộp thuế đất phi nông nghiệp mà chỉ có những trường hợp sau đây người sử dụng đất mới phải nộp thuế đất phi nông nghiệp, cụ thể như sau:
– Những người sử dụng đất đang trực tiếp sử dụng đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị quy định tại Luật Đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành.Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
– Những loại đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trừ đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế thì những trường hợp sau phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm:

- Những người sử dụng đất để xây dựng khu công nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
- Những loại đất phải nộp thuế cũng bao gồm những đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh (kể cả đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghệ cao, khu kinh tế) theo quy định của pháp luật.
- Những tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất để khai thác khoáng sản, đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản, trừ trường hợp khai thác khoáng sản mà không ảnh hưởng đến lớp đất mặt hoặc mặt đất đang khai thác theo quy định của Luật đất đai năm 2013.
- Người sản dụng đất để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích kinh doanh thì cũng thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
Đối tượng không phải nộp thuế khi sử dụng đất phi nông nghiệp
Bao gồm những đối tượng sau:
– Những người sử dụng đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, ngoại giao của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
– Những loại đất làm nghĩa trang, nghĩa địa thì không phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
– Theo quy định của pháp luật đối với những đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sẽ không phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
– Đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ bao gồm diện tích đất xây dựng công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ theo khuôn viên của thửa đất có các công trình theo quy định của pháp luật.
+ Hiện nay, những loại đất quốc phòng, an ninh bao gồm những loại đất như sau:

- Đất thuộc doanh trại, trụ sở đóng quân của doanh trại
- Đất làm căn cứ quân sự làm doanh trại theo quy định.
- Đất của các tổ chức, đơn vị thì đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
- Những loại đất làm ga, các quân sự.
- Đất phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh và các loại đất làm các công trình công nghiệp, khoa học, công nghệ.
- Đối với những loại đất làm kho tàng của các đơn vị vũ trang nhân dân thì cũng không phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Những loại đất do bộ quốc phòng, bộ công an quản lý dùng đất làm trại giam, các trại giam, nhà tạm giư, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật.
- Đối với những đất mà các đơn vị làm nhà khách, nhà công vụ, nhà thi đấu, nhà tập luyện thể dục, thể thao và các cơ sở khác thuộc khuôn viên doanh trại, trụ sở đóng quân của các đơn vị vũ trang nhân dân;
Xem thêm >> Phụ cấp độc hại là gì? Điều kiện và mức hưởng phụ cấp độc hại mới nhất 2021.
Chế độ pháp lý nhóm đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp là khái niệm ra đời khi Luật đất đai năm 2003 được ban hành và được tiếp tục kế thừa trong Luật đất đai năm 2013.
Theo Điều 10 Luật đất đai năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau: nhóm đất nông nghiệp; nhóm đất phi nông nghiệp; nhóm đất chưa sử dụng.
Như vậy, nhóm đất phi nông nghiệp được hiểu bao gồm các loại đất không sử dụng vào mục đích nông nghiệp như trồng cây lâu năm; trồng rừng sản xuất; trồng rừng phòng hộ; trồng rừng đặc dụng; nuôi trồng thuỷ sản; làm muối và đất nông nghiệp khác.

Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:
Đất ở, gồm: đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp; cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thuỷ nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác), thuỷ lợi;
Đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ,
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng:
Đất phi nông nghiệp khác, gồm: đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất;
Đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
Xem thêm >> Pháp nhân là gì? Những quy định bạn cần biết về pháp nhân.
Dịch vụ xin giấy phép Luật Hoàng Đế
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Hoàng Đế, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Phương Thức Liên Hệ.
HOÀNG ĐẾ – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003
Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com