Cũng như hộ gia đình, cá nhân, để được cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ) thì tổ chức phải có điều kiện nhất định. Để biết rõ về điều kiện Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức hãy xem quy định dưới đây.
Tổ chức sử dụng đất gồm những ai?

Theo khoản 1 Điều 5 Luật Đất đai 2013, tổ chức là người sử dụng đất gồm:
– Cơ quan nhà nước.
– Đơn vị vũ trang nhân dân.
– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
– Tổ chức kinh tế.
– Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp.
Thứ Năm, 30/01/2020 – 10:00Tăng giảm cỡ chữ:
Quy định cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức
Theo khoản 1 Điều 102 Luật Đất đai năm 2013, tổ chức trong nước đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất sử dụng đúng mục đích.
Theo đó, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) khi đang sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật (như được Nhà nước giao, cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất) và chưa được cấp Giấy chứng nhận.
Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tổ chức trong nước đang sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận phải tự rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất và báo cáo UBND cấp tỉnh nơi có đất.

Trên cơ sở báo cáo hiện trạng sử dụng đất của tổ chức, UBND cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra thực tế sử dụng đất và quyết định xử lý theo quy định sau:
– Diện tích đất của tổ chức đang sử dụng đúng mục đích thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hình thức sử dụng đất theo quy định của pháp luật và cấp Giấy chứng nhận.
– Trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì hình thức sử dụng đất được xác định như sau:
+ Đất không có mục đích xây dựng trụ sở của tổ chức xã hội – nghề nghiệp hình thức sử dụng đất được xác định theo quy định giao đất không thu tiền sử dụng, giao đất có thu tiền sử dụng, cho thuê đất.
+ Đất xây dựng trụ sở của tổ chức xã hội – nghề nghiệp thực hiện theo hình thức cho thuê đất.
Như vậy, trường hợp tổ chức sử dụng đất mà không có giấy tờ thì không được công nhận quyền sử dụng đất mà chỉ được giao đất (có thể phải nộp tiền sử dụng đất) hoặc thuê đất (sẽ mất tiền thuê đất).

– Diện tích đất sử dụng không đúng mục đích, diện tích đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, bị chiếm; diện tích đất đã cho các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân thuê hoặc mượn sử dụng; diện tích đất đã liên doanh, liên kết trái pháp luật; diện tích đất không được sử dụng đã quá 12 tháng hoặc tiến độ sử dụng chậm đã quá 24 tháng thì UBND cấp tỉnh quyết định xử lý theo quy định của pháp luật như bị thu hồi, phạt tiền,…
– Diện tích đất của tổ chức đã bố trí cho hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của tổ chức làm nhà ở thì phải bàn giao cho UBND cấp huyện nơi có đất quản lý; trường hợp đất ở đang sử dụng phù hợp với quy hoạch thì cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật như phải nộp tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất (nếu có),…
– Diện tích đất đang có tranh chấp thì UBND cấp tỉnh giải quyết dứt điểm để xác định người sử dụng đất.
Kết luận: Tổ chức được cấp Sổ đỏ (Giấy chứng nhận) khi đang sử dụng đất (được Nhà nước giao, cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất) và chưa được cấp Giấy chứng nhận.
Xem thêm >> Thuế thu nhập cá nhân là gì? Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2021.
Quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối với tổ chức
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tổ chức trong nước được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo trình tự sau:
– Tổ chức trong nước đang sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận phải tự rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.
– Trên cơ sở báo cáo hiện trạng sử dụng đất của tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra thực tế sử dụng đất. Nếu diện tích đất của tổ chức đang sử dụng đúng mục đích thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hình thức sử dụng đất theo quy định của pháp luật và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Thành phần hồ sơ về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức theo
luật đất đai 2013
- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Bản chính các giấy tờ được quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 (nếu có)
- Báo cáo tự rà soát hiện trang sử dụng đất của tổ chức (bản chính)
- Quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xử lý đất của tổ chức đó (nếu có, bản chính)
- Một trong các giấy tờ sau về tư cách pháp nhân của tổ chức:
- Quyết định thành lập doanh nghiệp;
- Giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Giấy phép đầu tư
(Các loại giấy tờ phải là bản sao có công chứng hoặc đã công chứng trong khoảng thời gian không quá 06 tháng)
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (bản chính)
- Đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải nộp chứng từ bản gốc về đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định.
- Đối với các tổ chức kinh tế thì cần có các văn bản của Cơ quan có thẩm quyền cấp cho đơn vụ trong việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường có liên quan.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tổ chức đang sử dụng đất

Bước 1: Nộp hồ sơ
Người nộp hồ sơ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định và nộp tại phòng thẩm định hồ sơ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ chuyên môn trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Kết quả kiểm tra sẽ dẫn tới hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ sẽ viết phiếu biên nhận cho người nộp hồ sơ
- Trường hợp 2: Hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện, bổ sung hồ sơ hoàn chỉnh.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc sau:
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương nơi có đất;
- Tổ chức kiểm tra thực địa (nếu cần);
- Trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.
Bước 4: Nộp lệ phí
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định thì Sở Tài nguyên và Môi trường ra thông báo nộp lệ phí gửi tổ chức có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tổ chức sau khi nhận được thông báo phải tiến hành nộp lệ phí

Bước 5: Nhận kết quả
Người nộp hồ sơ tới nhận kết quả tại phòng thẩm định hồ sơ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường theo đúng thời gian trong phiếu biên nhận.
Lưu ý: Khi đến nhận kết quả, người nhận phải xuất trình phiếu biên nhận hồ sơ. Trường hợp đến nhận thay thì phải có giấy ủy quyền (có xác nhận của tổ chức hoặc UBND xã) và giấy tờ chứng minh nhân thân của người ủy quyền.
- Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 2013
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất
- Và các văn bản mới nhất hiện hành
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường
Xem thêm >> Phụ cấp độc hại là gì? Điều kiện và mức hưởng phụ cấp độc hại mới nhất 2021.
Dịch vụ xin giấy phép Luật Hoàng Đế
Trong quá trình thực hiện quy trình xin giấy phép, khi khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép của công ty luật Hoàng Đế, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
Tư vấn pháp luật miễn phí trực tuyến qua tổng đài 0945001003:
– Tư vấn mức xử phạt, các hình thức xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không công bố giấy phép theo quy định;
– Tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện được phép xin cấp giấy phép;
– Tư vấn cho quý khách tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xin cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định;
– Tư vấn khách hàng cách thức tiến hành nộp hồ sơ, nộp lệ phí và phí, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số phiếu cho quý khách;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng nhận kết quả và thực hiện việc lưu thông trên thị trường theo quy định.
Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép sau khi khách hàng ký kết hợp đồng dịch vụ:
– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí cấp phép giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo dõi hồ sơ đăng ký giấy phép, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên;
– Soạn thảo các công văn, hoặc làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nộp hồ sơ xin phép giấy phép;
– Đại diện khách hàng đến nhận kết quả và gửi kết quả chính thức cho quý khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;
– Tư vấn và giải đáp tất cả các vướng mắc cho quý khách hàng có liên quan đến việc cấp giấy phép.
– Thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết! Trân trọng cảm ơn
Phương Thức Liên Hệ.
HOÀNG ĐẾ – CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ HÀNG ĐẦU
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật xây dựng uy tín, miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Địa chỉ: 52 Triệu Việt Vương – Phường An Hải Tây – Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0945001003
Fax : 0945001003
Email: thienminhlawfirmdn@gmail.com